发布时间:2025-01-23 07:39:04 来源:Fabet 作者:World Cup
Đây một trong những kết quả giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách,ànhTTTTdẫnđầuvềtinhgiảnđơnvịsựnghiệpcônglậbxh duc2 pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018 – 2023.
Đoàn giám sát cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2021, tỷ lệ giảm ĐVSNCL trong từng lĩnh vực về cơ bản đều đạt được mục tiêu giảm 10% theo yêu cầu của Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Đặc biệt, đoàn giám sát ghi nhận lĩnh vực TT&TT đang có mức độ giảm cao nhất (giảm 42,98%); tiếp theo là y tế (giảm 38,68%); văn hoá, thể thao (giảm 28,55%).
Giai đoạn 2021 - 2023, tốc độ giảm các ĐVSNCL đang chậm dần, tuy nhiên lĩnh vực TT&TT vẫn chiếm tỷ lệ giảm cao nhất với 4,67%.
Quy hoạch báo chí đã góp phần giảm mạnh số lượng ĐVSNCL
Đoàn giám sát cho biết, đối với lĩnh vực báo chí, việc sắp xếp các cơ quan báo chí đạt kết quả tích cực, trong đó có vai trò của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được thể hiện rất rõ ràng qua kết quả sắp xếp.
Cụ thể, cả nước đã cơ bản hoàn thành sắp xếp đối với các cơ quan báo chí tại 29/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 33/33 tổ chức hội ở Trung ương và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; 31/31 địa phương và 72 cơ quan báo nói, báo hình; hệ thống phát thanh, truyền hình đã thực hiện việc sắp xếp theo đúng quy hoạch.
Theo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đã góp phần giảm mạnh số lượng ĐVSNCL với tỷ lệ giảm trong giai đoạn 2021 - 2025 đạt 42,98%, dẫn đầu về tỷ lệ giảm trong các lĩnh vực.
“Về cơ bản đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí”, đoàn giám sát đánh giá.
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, theo đoàn giám sát đây là lĩnh vực xã hội hóa cao, hoạt động dịch vụ chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế thị trường.
Chính phủ, Bộ TT&TT và các cơ quan vẫn đang tích cực triển khai để phát huy hiệu quả đã đạt được trong việc xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công đối với lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực bưu chính, đoàn giám sát cho biết, chỉ còn nhóm dịch vụ bưu chính hệ đặc biệt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước là thuộc danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Các dịch vụ khác đã chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính; lĩnh vực viễn thông đã thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng lưu ý, việc chuyển hầu hết các nhà xuất bản sang đơn vị sự nghiệp có thu hoặc trường hợp thật sự cần thiết, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cho phép chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước chưa thực hiện được do không có quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể.
Một số nhiệm vụ được giao theo Quy hoạch mạng lưới các ĐVSNCL trong lĩnh vực TT&TT đến năm 2021, định hướng đến năm 2030 vẫn còn lúng túng trong triển khai thực hiện.
Tại phiên họp 36 vào ngày 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề về nguyên tắc và giao Thường trực Ủy ban Pháp luật giúp Đoàn giám sát tiếp thu, hoàn chỉnh văn bản nghị quyết trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, ký ban hành.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL phấn đấu đạt được các mục tiêu, hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 19 đã đề ra.
Trong quý 1 năm 2025, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đội ngũ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các ĐVSNCL.
Các ĐVSNCL rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, tăng cường tự chủ; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người dân.
相关文章
随便看看