BS Lê Công Tước,ángchếttrongbụngmẹdochủbong da kq Giám đốc BV Sản Nhi Bắc Giang cho biết, bệnh viện vừa điều trị một trường hợp bị tiểu đường thai kỳ khá đáng tiếc. Chị Đỗ Thị Lan, 36 tuổi ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ, mổ đẻ cách đây 5 năm. Giữa tháng 7 năm ngoái, chị Lan mang thai lần 2, ban đầu sức khoẻ cả mẹ và con đều phát triển tốt. Tuy nhiên cách đây hơn 1 tháng, chị Lan thường xuyên bị đi tiểu nhiều, hay khát nước, bị sút cân không rõ nguyên nhân dù vẫn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Đến tuần thai 38, chị Lan không thấy thai đạp mới đến bệnh viện thăm khám. Bệnh nhân hồi phục nhanh sau khi kiểm soát được đường huyết
BS Tước chia sẻ, khi kiểm tra, thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ, trong khi thai phụ có chỉ số đường huyết rất cao lên tới 26 mmol/lít, chỉ số ở người bình thường dao động từ 3,9 - 6,5 mmol/lít. Đây là mức đường huyết nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, là nguyên nhân khiến thai nhi chết lưu. Các bác sĩ nhận định, với mức đường huyết cao như vậy dễ khiến thai phụ bị hôn mê, tiềm ẩn nguy cơ đờ tử cung gây băng huyết và nhất là nguy cơ vỡ tử cung khi chuyển dạ thai lưu vì có vết mổ đẻ cũ. BS Tước chỉ đạo truyền insulin cho thai phụ với liều 6 đơn vị/giờ tới khi đường huyết trở về giới hạn bình thường, sau đó để chuyển dạ thai lưu tự nhiên. Sau hơn 1 ngày điều trị, chị Lan đẻ thường tự nhiên theo đường âm đạo. Sau đẻ, các bác sĩ đã kiểm soát tử cung an toàn và dùng thuốc tăng co ổn định, sức khoẻ bệnh nhân hồi phục nhanh và được xuất viện sau vài ngày. Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai, có khoảng 2 - 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. “Tiểu đường thai kỳ để lại hậu quả nặng nề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, làm tăng tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và tử vong sơ sinh”, BS Tước nhấn mạnh. Đối với người mẹ, khi bị tiểu đường thai kỳ dễ gặp biến chứng rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, tổn thương mắt, mạch vành. Các biến chứng sản khoa như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, tăng tỉ lệ sảy thai, sinh non, sang chấn trong đẻ, chảy máu sau đẻ, tăng tỉ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn… Nếu lần mang thai đầu bị tiểu đường, 30-69% ở lần mang thai kế tiếp cũng có nguy cơ tái bị. Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng khiến thai chậm phát triển, nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh lên tới 8-13%, cao gấp 2-4 lần so với nhóm không bị tiểu đường. Trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị tổn thương hệ thần kinh, tim, hệ xương, thận, tiết niệu, làm tăng 20-30% tử vong trong tuần đầu sau sinh, tăng tỉ lệ suy hô hấp, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, đặc biệt thai nhi dễ bị hạ đường huyết và sang chấn khi sinh như gãy xương đòn, trật khớp vai do phát triển quá mức so với tuổi thai. BS Tước khuyến cáo, nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập luyện để duy trì đường huyết ổn định. Các thai phụ cần khám thai định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu và nghiệm pháp dung nạp glucose từ tuần thai thứ 24 – 26 thai kỳ. Những dấu hiệu sớm của tiểu đường thai kỳ thường là mệt mỏi, hay đói, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút không rõ nguyên nhân, tăng nhiều cân bất thường so với mức bình thường trong thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển cân nặng to hơn so với bình thường… Thực tế, 70-85% bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có thể điều chỉnh mức đường huyết trở về bình thường bằng thay đổi chế độ ăn mà không cần dùng thuốc. Do đó, nếu được chẩn đoán sớm, điều chỉnh sớm, tiểu đường thai kỳ sẽ được kiểm soát. Thúy Hạnh Mang thai tự nhiên ở tuổi 67, bác sĩ kinh ngạc khi thấy buồng trứng của sản phụỞ tuổi 67, cụ bà bỗng khiến y học Trung Quốc bất ngờ vì quá trình mang thai tự nhiên. Bà đã sinh được một bé gái hoàn toàn khỏe mạnh nhờ phương pháp sinh mổ. |