ATTT ngày càng trở nên quan trọng
Năm nay,ỷlệthuêngoàidịchvụATTTtăngmạnhtrongnăgiải tây ban nha hạng 2 cuộc điều tra, khảo sát thực trạng ATTT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khu vực phía Nam tiếp tục được Chi hội ATTT (VNISA) phía Nam thực hiện qua các phiếu câu hỏi, với Bảng câu hỏi điều tra gồm 36 câu như năm 2015 với tổng cộng 232 mục điền thông tin trả lời, tập trung vào 5 nội dung chính: Bộ máy tổ chức; Chính sách, kinh phí đầu tư cho ATTT và khả năng phát hiện tấn công mạng; Đào tạo và nhận thức; Biện pháp quản lý; Biện pháp kỹ thuật.
Từ kết quả khảo sát, VNISA phía Nam cho rằng, ATTT ngày càng trở nên quan trọng hơn vẫn là một nhận xét phù hợp với tình hình năm 2016. Thông điệp “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng” còn thể hiện sự chuyển biến về chất đối với công tác đảm bảo ATTT, khi mà tấn công mạng đã chuyển thành công việc tầm cỡ quốc gia, là câu chuyện trao đổi giữa các nguyên thủ một số cường quốc.
“Vì vậy, phát triển ứng dụng CNTT, ví dụ như xây dựng thành phố thông minh hay hệ thống giao thông tự động... cần được đồng bộ ngay từ đầu với khả năng đảm bảo ATTT, không thể để ATTT như một dịch vụ cộng thêm, bổ sung thêm sau khi đưa hệ thống ứng dụng vào hoạt động.
Đồng thời, cần tăng cường hơn nữa công tác phổ cập thông tin cho người dùng để họ phù hợp, tương xứng với môi trường sống mới hiện đại hơn. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn có khả năng phát hiện kịp thời tấn công mạng, có kỹ năng xử lý sự cố ATTT cũng là một công tác trọng tâm của năm tới nhằm giúp chúng ta có một sự phát triển kinh tế xã hội bền vững và hiện đại”, đại diện VNISA phía Nam nhận định.
Doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến ATTT
Số liệu điều tra, khảo sát trong năm 2016 đã cho thấy sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với vấn đề ATTT. Gần 65% tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã có cán bộ lãnh đạo phụ trách về ATTT, trong khi tỷ lệ này năm 2015 là gần 23%; 78% tổ chức, doanh nghiệp đã có bộ phận chuyên trách về ATTT (tỷ lệ năm 2015 là 34,6%); và hơn 78% đã có cán bộ kỹ thuật đặc trách ATTT, gấp hơn 3 lần so với mức 25,1% năm 2015.
Nhấn mạnh việc ban hành và thực thi chính sách ATTT là một biện pháp quản lý quan trọng đối với các hệ thống ATTT, VNISA phía Nam cũng cho biết, trong khảo sát năm nay, tỷ lệ các tổ chức xây dựng, ban hành các chính sách về ATTT đã tăng mạnh: 83,5% tổ chức có chính sách về an toàn thông tin; 79,9% có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân. Trong khi đó, vào năm 2015, tỷ lệ này chỉ đạt lần lượt là 23,7% và 22,7%.
Kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy sự gia tăng mạnh số lượng cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng thuê ngoài dịch vụ ATTT, khi quá nửa, hơn 53% tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát nói “có” với thuê ngoài, tăng gấp đôi so với năm 2015.
Sâu hơn về các loại hình dịch vụ thuê ngoài, theo khảo sát, dịch vụ phát hiện rà soát virus là dịch vụ được thuê ngoài nhiều nhất, chiếm tới 42,5%; dịch vụ theo dõi, giám sát ATTT là một dịch vụ cao cấp ATTT thường thấy tại các nước có trình độ phát triển CNTT cao (như Mỹ, châu Âu, Ấn Độ) lại được khá nhiều các tổ chức Việt Nam xem xét, với tỷ lệ 28,3%.
Khả năng nhận biết, phát hiện tấn công, theo VNISA phía Nam, vẫn là một vấn đề cần lưu ý khi vẫn còn tới 43,7% tổ chức, doanh nghiệp không rõ mình có bị tấn công hay không và 18,9% doanh nghiệp tự tin là các tấn được theo dõi đầy đủ. Với những tổ chức bị tấn công mạng, đa phần có được các hệ thống ghi nhận thông tin về tấn công (chiếm 61,4%) và nguồn tấn công từ trong nước vẫn là chủ yếu (chiếm 59,1%).
顶: 394踩: 6246
评论专区