Trên kênh truyền hình quốc gia Nga,ỹkhótanbăngsauhộinghịthượngđỉkết quả bóng đá ý 2 ngày 10/6 bắt đầu bằng bản tin cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chiến đấu với những ý kiến chống đối và sau đó có bài phát biểu “bối rối” về hội nghị thượng đỉnh sắp tới của ông với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Geneva, Thụy Sỹ.
Ông Biden (trái) tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow năm 2011, khi ông còn giữ chức Phó Tổng thống Mỹ. Ảnh: AP |
“Tôi sẽ để cho Putin biết những gì tôi muốn ông ấy biết", lãnh đạo Nhà Trắng tuyên bố sau cảnh quay ông vuốt tay vào cổ mình trước khi lên chuyên cơ Không lực Một để bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi cuối tuần trước.
Theo báo Guardian, truyền hình quốc gia Nga cho đến nay chưa cho thấy dấu hiệu rõ ràng nào về sự tan băng trong quan hệ giữa nước này với Mỹ trước hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin. Suốt nhiều năm, các phân đoạn tin tức sôi nổi về phương Tây và đặc biệt là Ukraina chỉ bị vượt mặt bởi các chương trình tranh luận thời sự, nơi các chuyên gia Nga đưa ra đánh giá về những diễn biến chính trị gần đây.
Không hoàn toàn là tấm gương phản chiếu suy nghĩ của Điện Kremlin nhưng các kênh truyền hình Nga dường như muốn nâng cao lãnh đạo từ mọi góc độ. Họ khắc họa ông Biden như một chính khách già nua, ngoan cố nhưng phải cúi đầu trước nhu cầu gặp gỡ người đồng cấp Nga và sau đó trông như cậu học trò sợ chạm trán với ông Putin. “Ông Biden tội nghiệp và bất hạnh”, người dẫn chương trình 60 Minutes chế nhạo các phát biểu của Nhà Trắng về việc chuẩn bị cho cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ.
Đội ngũ dưới quyền ông Biden gần như không giấu giếm về sự chuẩn bị tích cực của ông cho sự kiện. Chính Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden từng tuyên bố, chồng bà "chuẩn bị quá kỹ". Nhà Trắng khẳng định, tổng thống không ảo tưởng về việc "thiết lập lại quan hệ với Nga", nhưng ông tin có một số lĩnh vực, chẳng hạn như kiểm soát vũ khí và ứng phó khẩn cấp với biến đổi khí hậu, lãnh đạo hai nước cần phải thảo luận và thúc đẩy việc tái thiết đối thoại chiến lược thường xuyên giữa giới chức hai bên.
"Chúng tôi không tìm kiếm xung đột. Thứ nhất, chúng tôi đang tìm cách giải quyết những hành động mà chúng tôi cho là không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Thứ hai, ở những nơi chúng ta có thể cùng hợp tác, chúng ta có thể làm điều đó theo một học thuyết chiến lược nào đó. Chúng tôi đã sẵn sàng để làm điều này”, ông Biden tuyên bố hôm 13/6.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh NBC hôm 14/6, ông Putin cho biết sẽ cân nhắc thiết lập kênh đối thoại như vậy, tùy thuộc vào diễn biến của hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Thực tế, những gì diễn ra trong một tuần vừa qua cho thấy rất ít tín hiệu về một bước đột phá sắp đến. Giới phân tích nhận định, việc tòa án Nga tối 10/6 ra phán quyết cấm tổ chức của thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny hoạt động vì lí do "cực đoan" sẽ một lần nữa khẳng định nhân quyền là một chủ đề trọng tâm trong chương trình nghị sự giữa hai nguyên thủ. Sự hậu thuẫn của Chính phủ Nga dành cho Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hay việc Ukraina muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự kiến cũng sẽ dẫn đến tranh cãi về những gì Moscow tuyên bố là khu vực ảnh hưởng ở hai nước láng giềng sau sự tan rã của Liên Xô hơn 30 năm trước.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin sẽ là sự kiện "nhàm chán", được kiểm soát cẩn thận vì cả hai bên muốn khởi động lại sau cuộc gặp thất bại giữa ông Putin và người tiền nhiệm của ông Biden - Donald Trump ở Helsinki, Phần Lan vào năm 2017, khi ông Trump nhất quyết muốn hai nguyên thủ gặp riêng, không có sự tham gia của bất kỳ trợ lý nào. Các trợ lý hàng đầu của tổng thống Mỹ tỏ ra bối rối khi ông Trump xuất hiện sau cuộc tiếp xúc trực tiếp với người đứng đầu Điện Kremlin và bác bỏ cáo buộc của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) về việc Nga đã can thiệp vào tổng tuyển cử ở xứ sở cờ hoa năm 2016.
Trong một tuyên bố hồi tuần trước, cựu Tổng thống Trump nhắc lại rằng, bản thân tin ông Putin hơn tình báo Mỹ và đề nghị ông Biden gửi tới nhà lãnh đạo Nga "lời chào trân trọng nhất". Tại cuộc phỏng vấn với NBC, ông Putin đáp lại bằng lời khen ngợi ông Trump là một “cá nhân tài năng, phi thường”.
Nhà Trắng không muốn lần này hai nguyên thủ tổ chức họp báo chung. Ông Biden nói với các phóng viên: "Đây không phải là một cuộc thi xem ai có thể làm tốt hơn tại một cuộc họp báo nhằm cố gắng làm xấu mặt nhau".
Ngoài việc tránh một vụ bê bối, dường như có rất ít thứ Moscow và Washington có thể nhất trí. Mối quan hệ song phương đã sụt giảm xuống mức thấp nhất vì những xung đột liên quan đến các chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, nghi vấn Moscow can thiệp bầu cử Mỹ và các vụ tấn công mạng. Nga cáo buộc Mỹ và NATO can thiệp vào các nước láng giềng ở Đông Âu, trong khi ông Putin tìm cách đánh đồng những người biểu tình ủng hộ Trump tấn công trụ sở Quốc hội Mỹ, gây bạo loạn chết người trên Đồi Capitol hồi tháng 1 với một trấn áp chống đối trên đường phố của Nga.
Nếu tồn tại khía cạnh hai bên có thể thỏa thuận, đó nhiều khả năng sẽ liên quan đến việc cứu vãn cấu trúc kiểm soát vũ khí hạt nhân còn lại, vốn cũng chứng kiến sự tan rã hơn nữa dưới chính quyền Trump khi Mỹ từ chối thảo luận về việc gia hạn hiệp ước START mới và rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (Nga chính thức rút khỏi hiệp ước này vào đầu tháng 6).
Song, việc thiết lập lại quan hệ song phương không phải chuyện dễ. Theo chuyên gia phân tích Andrey Sushentsov thuộc Câu lạc bộ thảo luận Valdai (Nga), hai nguyên thủ sẽ gặp gỡ để tìm ra lí do tại sao họ cần duy trì quan hệ song phương.
Sự thay đổi lãnh đạo ở Nhà Trắng có thể tạo ra động lực tích cực khi chính quyền Biden theo đuổi mục tiêu tái lập mối quan hệ "ổn định và dự đoán được" trong chính sách đối ngoại với Nga. Ông Sushentsov nhận định, hội nghị thượng đỉnh có thể cho phép hai bên "xử lý việc nhà" để ngăn chặn sự cạnh tranh chuyển sang một giai đoạn nguy hiểm hơn.
Tuấn Anh
Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu ra một loạt thách thức đối ngoại và đối nội tại cuộc họp báo trong ngày đầu tiên ông dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)