发布时间:2025-01-27 03:46:40 来源:Fabet 作者:Nhận Định Bóng Đá
Được bà con trong thôn động viên trở thành cô giáo
Cô Hoàng Thanh Tùng lập gia đình tại huyện Krông Buk (Đắk Lắk). Tháng 9/2003,àgiáotiêubiểukểchuyệnvàonghềnhờbàconđộngviêtỷ số bóng đá nhà cái cô Tùng vẫn làm công việc nội trợ tại nhà. Thời điểm ấy, trong thôn có tổng cộng 20 trẻ đang trong độ tuổi đến trường nhưng không được đi học. Ngôi trường mầm non gần nhất với các em là trường mầm non Hoa Huệ (Krông Buk, Đắk Lắk), nhưng trường lại cách thôn hơn 10km.
Thời điểm ấy, trường mầm non Hoa Huệ thiếu giáo viên. Cô Thanh Tùng được ban giám hiệu trường đích thân đến nhà và động viên, khích lệ cô đi dạy. Cô kể: "Trong thôn chỉ có một mình tôi là có trình độ văn hóa 12/12. Bà con trong thôn cũng mong muốn tôi giúp đỡ dạy các cháu biết đọc bảng chữ cái và đếm số. Vì vậy, tôi quyết định đăng ký thi vào sư phạm".
Tháng 4/2004, Trường ĐH Sư phạm TPHCM mở lớp đại học đầu tiên tại tỉnh Đắk Lắk. Cô Thanh Tùng ôn thi và trúng tuyển vào trường. Cô vừa đi học, vừa đi dạy trẻ. Đến năm 2005, cô chuyển công tác sang cơ sở tư thục Họa Mi ở huyện Krông Năng.
"Tôi đến với nghề giáo bằng sự tình cờ và cái duyên. Tôi yêu sự rụt rè, ngây thơ của trẻ. Ánh mắt mỗi khi các con chăm chú, say sưa nghe tôi giảng. Những điệu nhạc, lời hát mà các con ngân nga mỗi tiết học khiến tình yêu nghề trong tôi lại thêm sâu đậm", cô Tùng bộc bạch.
Cô Tùng đã luân chuyển nhiều đơn vị trường mầm non từ năm 2007 đến năm 2015 vì huyện thiếu giáo viên. Sau đó, cô về trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng (Krông Năng, Đắk Lắk) từ tháng 9/2015 cho đến nay.
Trải qua hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo mầm non, cô Hoàng Thanh Tùng không chỉ đạt nhiều thành tích xuất sắc về sáng kiến kinh nghiệm và thi đua các cấp, mà cô còn vinh dự được nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Cô Lê Thị Diệu, đồng nghiệp của cô Tùng tại trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng, nhận xét: "Cô Hoàng Thanh Tùng là một giáo viên có năng lực. Cô Tùng luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Đối với học trò, cô là một người cô gần gũi, ấm áp và tận tâm. Còn đối với đồng nghiệp, cô Tùng luôn giúp đỡ, quan tâm mỗi khi chúng tôi gặp khó khăn".
Giảng dạy tại trường học xa nhà 35km, không có điện
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, cô Tùng cho biết, từ nhà đến điểm trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng, nơi cô Hoàng Thanh Tùng đang công tác, là hơn 35km. Trong điểm trường không có điện, hàng quán, nên mỗi sáng, cô Tùng phải thức dậy thật sớm để chuẩn bị cơm trưa.
"Đường đến trường là con đường đất lầy lội. Ngày đầu đến lớp, tôi đã vừa đi vừa khóc vì di chuyển rất khó khăn. Nhiều hôm trời mưa, đường trơn trượt, tôi ngã. Thế là cơm bị đổ mất. Tôi phải nhịn đói.
Chưa bao giờ tôi phải đối mặt với cảnh nghèo khó như thế. Một ngôi trường hẻo lánh không điện đóm, lớp học xập xệ và các em học sinh thiếu thốn trăm bề. Đây là những khó khăn mà thầy cô và trẻ em nơi đây phải đối mặt hằng ngày", cô chia sẻ.
Cô Tùng cũng cho biết, hiện nay đường đã được làm lại nhưng việc di chuyển vào mùa mưa vẫn là một thử thách cho cả học sinh lẫn giáo viên.
Cô Thanh Tùng không thể nào quên được hình ảnh ngày đầu nhận lớp: Bữa trưa đạm bạc của học trò chỉ có cơm với muối trong túi nilon, những em "khá giả" hơn mới có thêm được vài con cá khô. Sau đó, cô đã tìm cách liên hệ với các nhà hảo tâm, quyên góp cho điểm trường cà mên (cặp lồng), những bộ quần áo, cặp sách mới và nhiều vật dụng khác.
"Ngoài những bữa cơm từ các đoàn từ thiện, chúng tôi còn vận động, khuyến khích phụ huynh sử dụng các khoản tiền trợ cấp từ Nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ", cô Tùng chia sẻ.
Là giáo viên mầm non công tác tại vùng đặc biệt khó khăn khi đa số các em học sinh đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, cô Thanh Tùng nhận thấy ý thức của bà con địa phương trong việc đưa trẻ đến trường là chưa cao.
Trong suốt thời gian công tác tại các điểm trường mầm non, cô Tùng đã nhiều lần cùng đồng nghiệp đi đến từng hộ gia đình để vận động phụ huynh cho con em đến trường. Kết quả, cô và nhà trường đã huy động được 98% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Riêng đối với trẻ 5 tuổi, sỉ số lớp và tỉ lệ ra trường mầm non luôn đạt 100%.
"Tôi nhớ mãi ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên trong đời, tôi đã được phụ huynh và các em học sinh tặng nải chuối, trái bắp, cây mía và vài bó hoa các em hái bên đường. Chúng tôi vui vẻ liên hoan và ca hát. Đó là khoảnh khắc xúc động mà tôi nhớ mãi.
Ở vùng đặc biệt khó khăn, đôi lúc sự bình dị cũng là một món quà xa xỉ với chúng tôi", cô Tùng xúc động.
Bằng tình yêu thương vô điều kiện, cô Tùng đã vượt qua những khó khăn trước mắt để mang con chữ về với buôn làng. Khi năm học mới bắt đầu, cô Tùng lại liên tục rà soát, điểm danh từng trẻ một đến lớp. Nếu nhiều ngày không thấy trẻ đến lớp, cô Tùng sẽ lập tức đến nhà phụ huynh để vận động cho trẻ đến trường.
"Trong quá trình vận động, tôi cũng bị một số gia đình từ chối. Một phần nguyên nhân là vì gánh nặng kinh tế mà họ phải gồng gánh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ có các chế độ ưu đãi cho các cháu vùng đặc biệt khó khăn mà phụ huynh cũng tích cực cho con em đi học trở lại. Hiện tại, hầu như trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện đã ra lớp 100%", cô Thanh Tùng thông tin.
Với cô Hoàng Thanh Tùng, giáo viên mầm non tuy có phần vất vả nhưng đây cũng là một ngành nghề luôn được xã hội quan tâm, động viên và tôn vinh. Đây cũng là một niềm vui và động lực để cô Tùng tiếp tục phấn đấu.
"Tôi hy vọng các cấp, các ngành và các đơn vị luôn quan tâm đến các vùng đặc biệt khó khăn nói chung và trường mẫu giáo Hoa Cúc Trắng nói riêng. Để từ đó, không chỉ riêng tôi, mà thầy cô giáo công tác tại những điểm vùng này có thể an tâm tiếp tục thực hiện sứ mệnh giáo dục của mình", cô Tùng nói.
相关文章
随便看看