Trong cuộc sống,ôngthuêđượcxesanganhnhânviênnghèonhấtquyếtkhôngchịuvềquêxem kết quả trận đấu hôm nay ai cũng muốn được bạn bè, người thân, xã hội tôn trọng, ngưỡng mộ về sự giàu có, tài giỏi của bản thân.
Đó là nhu cầu chính đáng nhưng có nhiều người lại quên mất rằng, muốn được như vậy phải trải qua quá trình dài tích lũy, rèn luyện chứ không thể ngày một, ngày hai.
Vì vậy họ đã tìm mọi cách để qua mắt người đời, cố gắng làm người khác tôn trọng mình bằng những điều mình không có. Với tính sĩ diện hão, người ta tự nâng mình lên quá tầm của mình và thích thú khi nhận được những lời khen tặng có cánh, những ánh mắt ngưỡng mộ hay ghen tị.
Tuy nhiên về lâu dài, cái kim trong bọc cũng lòi ra, ai hay việc gì cũng đều phải trở về với bản chất thật của nó. Hoặc nếu không bị bại lộ, phơi bày, việc chạy theo những lời khen, những ánh nhìn ngưỡng mộ cũng khiến bản thân bạn mệt mỏi, đuối sức.
Chuyện tôi được chứng kiến dưới đây là một ví dụ. A (25 tuổi) là người từ quê ra Hà Nội học và ở lại lập nghiệp. Gia đình A. nghèo nên trong số các anh chị em chỉ có A. được cha mẹ cho ăn học đầy đủ. Vì vậy tất cả hi vọng của gia đình đều dồn lên người A.
Bản thân A. còn trẻ nhưng thích sĩ diện hão. Vừa ra trường thay vì chấp nhận vất vả để cày cuốc kiếm tiền, A. lại thích được người đời trọng vọng, ngưỡng mộ. Vì vậy, anh tìm cách đánh bóng bản thân, nhất là với những người ở quê.
Mỗi lần về quê, A. đều đi xe khách, tay xách nách mang đồ đạc lỉnh kỉnh. Nhưng Tết năm đó, A. mượn được chiếc xe ô tô của một người bạn để về quê. Anh chàng vô cùng vui mừng, hãnh diện lái về nhà. Về đến nhà, cái tin A. con ông X. vừa mua ô tô từ thành phố về đã bay râm ran khắp làng.
Họ hàng sang chơi, khen chiếc xe đẹp và sang khiến A. nở mày nở mặt. Thay vì giải thích là xe mượn, A. im lặng đồng tình khi nhiều người nhầm là xe của A. mua.
Những lời khen như mưa đổ xuống. Họ hàng, hàng xóm ngưỡng mộ A. vừa ra trường mới hơn 1 năm, đã mua được xe ô tô đi lại. Ai nấy đều hỏi han về công việc của A. với thái độ vừa ngưỡng mộ vừa ghen tị. Năm đó, anh chàng có cái Tết rất vui, hãnh diện ở nhà.
Những lần sau đó về quê, vì trót nói dối là xe của mình nên A. đều mượn người bạn. Có lần bạn phải dùng xe, không mượn được, A. phải đi thuê một chiếc xe y hệt với giá không hề rẻ. Thêm vào đó, anh chàng còn phải xoay một khoản tiền để đặt cọc mới có thể thuê xe.
Thuê xe đi lại là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng, nhưng thuê xe chỉ để đánh bóng bản thân đã khiến A. gặp không ít rắc rối.
Mỗi lần từ quê ra, A. đều phải cắn răng để thanh toán chi phí xăng xe, tiền thuê xe, phí cầu đường… Nhưng nếu không “xoay” được xe, anh chàng nhất quyết không về quê.
Đặc biệt, một lần đi xe từ quê ra Hà Nội để làm việc, A. gặp tai nạn. Vụ va chạm không gây thiệt hại về người nhưng xe hư hỏng nhiều. Quan trọng hơn, A. còn va phải một cụ ông đi xe đạp qua đường. Người nhà họ không cần biết đúng sai đã xông lên ăn vạ. Cuối cùng để giải quyết êm đẹp, A. đành phải chi tiền đưa ông đi khám, tiền đền bù sức khỏe… Cùng với khoản sửa xe, số tiền A. phải bỏ lên đến 100 triệu đồng.
Lúc này, A. thật sự hoang mang. Vừa ra trường đi làm chưa bao lâu, A. không có nhiều tiền đến vậy. Anh chàng đành phải đi vay mượn khắp nơi để lo việc. Đến nay, 2 năm trôi qua từ ngày xảy ra tai nạn, A. vẫn chưa trả hết số nợ trên.
Tôi biết không chỉ A. mà nhiều người Việt hiện nay cũng có tâm lý đó. Thấy bạn bè, người thân mua được nhà, xe…, họ cũng muốn bản thân mình như vậy để đổi lại sự ngưỡng mộ, tôn trọng.
Họ không hiểu rằng, thành công, tài sản thường đến sau những nỗ lực và cố gắng thực sự. Nếu bạn tìm cách để “lòe” người khác, thay vì cố gắng lao động, bạn sẽ là người mệt mỏi nhất.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này và tính hoang phí/sĩ diện của một bộ phận người Việt? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi bài viết về email: [email protected]. Những ý kiến/bài viết hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn!