TheãngviễnthônglớnnhấtnướcMỹsậpmạngnhiềugiờkết quả slovakiao website chuyên theo dõi các sự cố mạng DownDetector, khoảng 58.000 báo cáo đã được gửi vào khoảng trưa ngày 22/2 (giờ địa phương). Vụ việc bắt đầu từ 4 giờ sáng và đạt đỉnh vào khoảng 8h30 với khoảng 74.000 sự cố được báo cáo.
AT&T không tiết lộ có bao nhiêu khách hàng bị ảnh hưởng do sự cố. Trong khi đó, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) thông báo trên X đang điều tra vụ việc và đã liên hệ với AT&T cũng như các bên liên quan.
Khoảng 15h cùng ngày, dịch vụ của AT&T được khôi phục. Trong một tuyên bố, AT&T khẳng định duy trì kết nối của khách hàng là ưu tiên hàng đầu và đang thực hiện các biện pháp để bảo đảm khách hàng không trải qua việc này nữa.
Cuối ngày, AT&T cho biết dựa trên đánh giá ban đầu, sự cố xảy ra do “áp dụng và thực hành quy trình không chính xác khi mở rộng mạng lưới, không phải tấn công mạng”. Công ty sẽ tiếp tục đánh giá sự cố.
Các thuê bao di động bị ảnh hưởng không hiển thị cột sóng ở góc trên cùng bên phải thiết bị hoặc ký tự SOS. Khách hàng vẫn có thể gọi điện bằng Wi-Fi. Theo Sở Cứu hỏa San Francisco, mọi người cũng không thể nghe hay gọi 911.
Người dùng Verizon và T-Mobile cũng báo cáo vài nghìn sự cố vào khoảng 10 giờ ngày 22/2, theo DownDetector.
Năm 2021, nhà chức trách đã điều tra T-Mobile do sự cố sập mạng kéo dài hơn 12 tiếng, dẫn tới hơn 20.000 cuộc gọi đến 911 thất bại. T-Mobile sau đó phải trả 19,5 triệu USD để dàn xếp vụ việc.
(Theo Reuters)