游客发表
Báo cáo thương mại điện tử năm 2021 do Lazada và một số chuyên gia trong ngành tổng hợp cho thấy rõ bức tranh mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2021.
Báo cáo dẫn số liệu từ DataReportal năm 2021 cho thấy,ườidùngđộtuổty keo 88 tại Việt Nam có hơn 85% người dùng số trong độ tuổi từ 35 - 44 (Thế hệ Y), gần 84% người dùng số từ 45 - 54 tuổi (Thế hệ X) và hơn 75% người dùng số trong độ tuổi từ 55 - 64 tuổi (thế hệ Boomers II) đã mua trực tuyến ít nhất một sản phẩm vào tháng 1/2021. Những số liệu thống kê này cho thấy sự phổ biến của thương mại điện tử đối với mọi thế hệ, trái ngược với suy nghĩ thông thường rằng “chỉ có giới trẻ mới mua sắm trực tuyến”.
Ngoài ra, năm 2021 cũng ghi nhận sự chuyển dịch về khu vực địa lý của các nhóm người dùng số. Trong khi số lượng người dùng thương mại điện tử từ các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gần như bão hòa thì tỷ lệ người dùng ở các tỉnh thành khác lại cho thấy sự tăng trưởng đầy hứa hẹn. Theo một báo cáo gần đây của Google, Temasek và Bain & Company, gần 4,5 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới đến từ các khu vực ngoại thành, chiếm 55% trên tổng số 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới của cả nước vào nửa đầu năm 2021.
Thời gian mua sắm trực tuyến tăng do tác động của Covid-19
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% vào cuối năm 2021, theo báo cáo của PwC, trong khi mua sắm qua các thiết bị di động và điện thoại thông minh tăng từ 55% lên 69%
Điều này cho thấy, Covid-19 đã tác động sâu sắc đến hành vi của người tiêu dùng khi chuyển từ hình thức mua sắm ngoại tuyến sang hình thức trực tuyến. Xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong thời kỳ “bình thường mới” khi hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đã trở thành thói quen và dần thay thế các hình thức mua hàng truyền thống khác.
Trong các Lễ hội mua sắm tại Việt Nam, Lazada ghi nhận thời gian trung bình của người dùng trên ứng dụng lúc cao điểm tăng hơn 50% so với thường ngày.
Chi tiêu mua sắm trực tuyến tăng 42%
Giá trị chi tiêu bình quân mỗi người trong năm 2020 ở Việt Nam dành cho mua sắm trực tuyến đạt khoảng 240 USD, tăng gần 42% so với năm 2016.
Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, số lượng hàng hóa/dịch vụ trung bình trong mỗi đơn hàng trực tuyến của khách hàng từ năm 2019 đến nay tăng đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ người mua từ 10 đến 15 sản phẩm và 15 sản phẩm trở lên gia tăng ấn tượng trong năm 2020. Các thông số chi tiết cho thấy tỷ lệ người mua 10 đến 15 sản phẩm tăng từ 14% vào năm 2019 lên 24% vào cuối năm 2020.
Chi tiêu dành cho mua sắm trực tuyến cũng cho thấy xu hướng tương tự. Trong khi tỷ lệ người tiêu dùng dành ra dưới 1 triệu đồng để mua sắm trực tuyến đã giảm đáng kể (từ 26% năm 2019 xuống chỉ còn 16% năm 2020), thì tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm từ 1 - 3 triệu đồng, 3 - 5 triệu đồng và trên 5 triệu đồng được ghi nhận tăng cao. Có thể thấy rõ, các nền tảng thương mại điện tử đã phần nào củng cố được niềm tin của người tiêu dùng, khiến họ sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn.
Ưu tiên sang bách hóa và hàng hóa thiết yếu
Năm 2021 chứng kiến sự dịch chuyển rất rõ nét trong hành vi mua sắm và tiêu chí chọn lựa sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Các hạng mục được tìm kiếm và chọn mua nhiều nhất trên nền tảng Lazada là: Quần áo; Chăm sóc cá nhân; Trang trí nội thất; Thực phẩm đóng hộp, khô & đóng gói, ngũ cốc ăn sáng; Vật dụng làm vườn; Kẹp bấm thực phẩm & Đồ dùng nấu ăn; Trò chơi & Câu đố; Vật tư y tế; Thực phẩm bổ sung; Sách, Học tập & Giáo dục và các Thiết bị trường học & văn phòng. Có thể thấy rõ tác động của Covid-19 đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng khi các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe vươn lên top 2 trong danh mục tìm kiếm của Lazada.
Số lượng tìm kiếm cho danh mục thực phẩm tươi sống (rau, trái cây, thịt, hải sản) tăng gần 9 lần so với năm 2020.
Sự gia tăng về số lượng tìm kiếm cho hai hạng mục này cho thấy tác động rõ ràng của Covid-19 đối với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam trên nền tảng thương mại điện tử.
Người dùng chọn mua hàng trên các nền tảng uy tín
Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, khi được hỏi về tiêu chí quan tâm khi mua sắm trực tuyến, 70% người tiêu dùng lựa chọn yếu tố hàng đầu là độ uy tín của trang web/ứng dụng thương mại điện tử; 41% sẽ được thu hút bởi các chương trình khuyến mãi; 40% lựa chọn vì các chính sách ưu đãi vận chuyển và 39% quan tâm đến mức giá so với mua tại cửa hàng.
Phương Uyên
Khảo sát mới công bố của VECOM chỉ ra rằng, trong làn sóng thứ hai của thương mại điện tử Việt Nam, nhiều người chưa từng mua sắm trực tuyến đã tiếp cận, sử dụng kênh này còn những người đã từng mua sắm online thì mua nhiều hơn.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接