Nhiều bậc cha mẹ mong con chóng lớn,Lệchtỷ lệ tỷ số luôn tìm kiếm những thực phẩm giàu năng lượngmà bỏ qua yếu tố đầy đủ và hợp lý trong chế độ dinh dưỡng. Điều này vô tình làmtrẻ mất đi những cơ hội học hỏi đầu đời của mình.
Chăm kĩ con vẫn yếu ớt và chậm chạp
Một phụ nữ trẻ trên tay bồng một bé trai khoảng gần 3 tuổi, vẻ mặt đầy lo lắngbước vào phòng khám dinh dưỡng của bệnh viện Nhi. Ngồi lên hàng ghế chờ, chị thảbé xuống đất nhưng bé không muốn đứng, rồi cứ thế mệt mỏi gục đầu vào chân mẹnhìn các bạn khác đang chơi đùa.
Mẹ bé cho biết, bé là con đầu, gia đình lại khá giả nên chị thuê hẳn 1 người đểchăm sóc bé. Bé được chăm sóc rất kỹ, ăn uống nhiều chất bổ dưỡng nhưng không hiểusao một năm trở lại đây bé thường xuyên bệnh, chỉ dăm bữa nửa tháng là thấy đổmũi, viêm họng, nóng sốt và nghỉ học. Bé cũng không màng đến chuyện học hỏi,vui chơi như các bạn bè. Chị đang lo bé không theo kịp con người ta vì bé yếu ớtvà chậm chạp quá.
“Nhìn con người ta mới hơn 2 tuối mà đã biết xếp hình, có thể nhận biết màu sắctừ đơn giản đến phức tạp, nhớ lời các bài hát rất chuẩn, lại biết nịnh cả ba mẹmà thấy ham”, chị chia sẻ.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS.BS. Bùi Quốc Thắng, Giảng viên chính bộ Môn NhiĐH Y Dược TP HCM cho rằng: “Từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, mà đặc biệt là bắt đầutừ khi lên 3, cơ thể và trí não của trẻ sẽ dần hoàn thiện, thể hiện qua khảnăng học hỏi, trí nhớ, sự tập trung, khả năng giải quyết vấn đề cũng như sứcsáng tạo của trẻ.
Một chế độ dinh dưỡng đúng đắn ngay từ những năm tháng đầu đời không chỉ giúptrẻ tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên, dễ dàng vượt qua nguy cơ nhiễm cácbệnh thông thường mà còn giúp não bộ trẻ phát triển tối ưu nhờ đó trẻ có thể nắmbắt mọi cơ hội để học tốt hơn.
Một chế độ dinh dưỡng đúng không chỉ giúp trẻ tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên, mà còn giúp não bộ trẻ phát triển tối ưu nhờ đó trẻ có thể nắm bắt mọi cơ hội để học tốt hơn.(Ảnh: Shutterstock) |
(责任编辑:Cúp C1)