您现在的位置是:World Cup >>正文

Lo ngại khi không phân biệt bằng chính quy và tại chức_soi keo ao

World Cup84人已围观

简介- Những lo ngại về nội dung không phân biệt bằng chính quy và tại chức được đưa ra tại hội nghị tham ...

- Những lo ngại về nội dung không phân biệt bằng chính quy và tại chức được đưa ra tại hội nghị tham vấn sửa đổi,ạikhikhôngphânbiệtbằngchínhquyvàtạichứsoi keo ao bổ sung Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 15/12.

Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng Luật cần xây dựng hiện đại, phù hợp với xu thế chung. Do đó, ông Tớp ủng hộ đề xuất này

Theo ông Tớp, xã hội Việt Nam “sính” bằng cấp, trong khi tuyển dụng vị trí làm việc phải xuất phát từ nhu cầu và năng lực ứng viên phù hợp với vị trí công việc.

{keywords}
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng.

Ở nhiều nước vẫn tồn tại hình thức đào tạo full time (chính quy – tập trung) và part time (không tập trung – vừa học vừa làm) và họ không phân biệt bằng cấp giữa 2 hình thức đào tạo này. Vì vậy theo ông Tớp, nếu đảm bảo chất lượng đào tạo hệ tập trung và hệ không tập trung và xoá bỏ khoảng cách về bằng cấp giữa hai hình thức đào tạo này là đúng, phù hợp với xu thế và triết lý đào tạo học suốt đời.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đây là việc rất khó vì những lý do sau:

Thứ nhất, để đảm bảo chất lượng của các loại hình đào tạo, thì mọi quy trình đào tạo phải giống nhau và có chất lượng như nhau từ tuyển sinh đầu vào đến quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cách thức thi cử, đánh giá phải như nhau. Tuy nhiên hiện tại giữa 2 loại hình đào tạo nói trên vẫn còn khoảng cách về các khâu nói trên, do thời gian tập trung cho việc học tập, do quan niệm của cả người học và các cơ sở đào tạo gồm giảng viên và cán bộ quản lý.

Thứ hai, người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian để đảm bảo học và tự học. Thời gian tập trung chỉ khoảng 5-6 tháng so với hệ chính quy là 10 tháng/1 năm. Sinh viên hệ không tập trung phải cần thời gian dài hơn khoảng 1,6 lần hoặc thời gian tự học phải gấp đôi so với hệ tập trung.

Vì vậy, nếu muốn đảm bảo chất lượng đào tạo hệ tại chức như của chính quy, cần tuyển sinh chặt chẽ như tuyển sinh đại học tập trung.

Nhưng nếu tuyển sinh chặt chẽ như đại học chính quy thì các trường sẽ khó, thậm chí không thể tuyển sinh được. “Ngay cả khi xét tuyển được thì khả năng tốt nghiệp cũng thấp” - ông Tớp nói.

Hai hệ này cũng có 2 quy chế quản lý đào tạo khác nhau dù thời gian đào tạo tối đa được quy định như nhau. Do đó, ông Tớp cho rằng nếu đề xuất này được chấp nhận thì tất cả các khâu trong đào tạo 2 hình thức phải giống nhau.

“Riêng đối với hệ đào tạo tiến sĩ, theo tôi chỉ nên quy định 1 hình thức đào tạo tập trung, không nên có hình thức đào tạo không tập trung. Nếu 1 người đi làm hoặc được cử đi làm nghiên cứu sinh thì nên toàn tâm, toàn ý thì mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo như yêu cầu”.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.

Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay đây là ý tưởng của Thường trực Tổ biên tập, đồng bộ với việc thay đổi các hình thức đào tạo.

“Nếu ngay bây giờ áp dụng quy định cấp một loại bằng chung cho hai hình thức đào tạo chính quy và vừa học vừa làm thì chắc là chưa hợp lý, không công bằng với nhiều sinh viên. Tuy nhiên, chúng ta đã có Khung trình độ quốc gia với chuẩn chất lượng đầu ra chung cho mỗi trình độ đào tạo. Nếu mãi duy trì hai loại văn bằng theo hình thức đào tạo trong 5-10 năm tới thì không thực hiện được khung trình độ quốc gia và không bao giờ nâng được chất lượng đào tạo hệ vừa học vừa làm theo một chuẩn chất lượng chung như đã được quy định và theo chuẩn chất lượng đào tạo chính quy của mỗi trường…".

Trước những băn khoăn của các đại biểu và dư luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho hay: “Hiện tại, trong Điều 6 Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi vẫn chưa đề cập cụ thể việc ghi hình thức đào tạo trên văn bằng. Điều 38 khoản 3 nêu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quy định thống nhất các nội dung chính ghi trên văn bẳng.

Như vậy, ghi hay không ghi thì Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc qua sự góp ý của các chuyên gia. Đa phần các nước trên thế giới không ghi rõ bằng chính quy và bằng không chính quy, nhưng ở nước ta thực tế vẫn còn nhiều lo ngại về chất lượng. Ghi thế nào thì sau này Bộ trưởng sẽ quyết định cụ thể”.

Thanh Hùng

Tags:

相关文章



友情链接