Ngày 13/5,ÔngVõVănThưởngTrungươngchỉđạoràsoátmônLịchsửketqua ngoai hang anh Đoàn ĐBQH Đà Nẵng tổ chức buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hoà Vang, trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Cử tri Nguyễn Đình Hùng (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức huyện Hòa Vang) chia sẻ, là giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gần 40 năm trong nghề, bản thân ông rất lo lắng trước thông tin đưa môn Lịch sử vào chương trình tự chọn khi hiện nay vẫn có rất nhiều em học sinh hiểu biết mơ hồ về lịch sử dân tộc.
Ông Hùng dẫn câu chuyện khi được yêu cầu phân tích về nội dung ý nghĩa của Hịch tướng sĩ, có học sinh viết thành bài dài trên 2 tập giấy thi mô tả chi tiết thân thế và sự nghiệp của "ông Hịch Tướng Sĩ". Trong đó nêu cả ngày tháng năm sinh của ông "Hịch Tướng Sĩ" và cho biết "ông" đã tham gia khởi nghĩa chống Pháp và chống Mỹ, khi chết an táng tại nghĩa trang Gò Cà (huyện Hòa Vang) và được bà con cúng lễ hằng năm!
Từ những ví dụ đó, cử tri Hùng kiến nghị Quốc hội quan tâm, lấy môn Ngữ Văn, Toán và Lịch sử là môn bắt buộc, chứ không thể coi môn Lịch sử là môn tự chọn.
Theo ông Hùng, môn học này nên là môn học truyền thống, nền tảng để học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan, hình thành lòng yêu nước và ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
“Đổi mới căn bản sự nghiệp giáo dục là đúng, nhưng việc môn Lịch sử sẽ tự chọn thì không được, thay vào đó chúng ta đổi cách dạy, cách học để thu hút các em yêu thích hơn”, cử tri này nói thêm.
Trung ương chỉ đạo rà soát lại
Trao đổi vấn đề cử tri quan tâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết, gần đây dư luận xã hội quan tâm và băn khoăn về môn học Lịch sử.
Ông Võ Văn Thưởng cho hay, đã đề nghị các cán bộ trong Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Quốc hội hệ thống lại số tiết, thời gian, học Lịch sử theo chương trình mới với chương trình cũ xem chênh lệch như thế nào.
Theo đó, tài liệu nghiên cứu chỉ ra nếu học sinh theo hướng không chọn Lịch sử là môn bắt buộc ở chương trình THPT thì số tiết dạy môn này vẫn nhiều hơn 71 tiết so với chương trình cũ. Còn với việc tự chọn môn Lịch sử thì số tiết học nhiều hơn 176 tiết. Hơn nữa, chương trình giáo dục mới còn có những môn học khác như Quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc và môn học về địa phương cũng liên quan nhiều tới Lịch sử.
Theo ông Thưởng, việc giáo dục THPT ở các nước đã được phân luồng và định hướng nghề nghiệp rất sâu. Do đó, ở cấp học THCS phải giải quyết cơ bản nội dung môn học Lịch sử.
Dù cho cấp THPT có bắt buộc môn này hay không thì nội dung giáo dục Lịch sử cũng tương đối nhiều. Vấn đề ở đây là cách diễn đạt gây hiểu lầm rằng sẽ bỏ môn Lịch sử ở cấp THPT khiến người dân lo lắng.
“Tôi thấy, có một cách nói, cách diễn đạt là bỏ môn Lịch sử ra ngoài môn học bắt buộc, hay môn học Lịch sử không còn là môn học bắt buộc thì tôi nghe cũng không đồng tình. Ở đây không chỉ cử tri bức xúc đâu, nhiều lãnh đạo cấp cao cũng quan tâm về chuyện này. Tôi cũng có chỉ đạo Ban Tuyên giáo nghiên cứu rà soát cùng Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Quốc hội nghiên cứu đánh giá lại cho thật kỹ, công bố số liệu để nhân dân cả nước biết. Trung ương cũng đang chỉ đạo để rà soát, xem xét làm rõ lại...", ông Võ Văn Thưởng nói.
Hồ Giáp
(责任编辑:Cúp C2)
Vinhomes ‘bắt tay’ Mitsubishi Corporation phát triển dự án tại phía đông Hà Nội
Chiêm ngưỡng đôi vẹt cổ bằng gỗ mít và chuông đồng 300 năm tuổi ở Thanh Hóa
Mèo máy Doraemon đánh bật 'Nàng tiên cá' ở phòng vé Việt
Công Vinh và Văn Thanh có tên trong đội hình tiêu biểu AFF Cup
Chuyển làn đột ngột trên đường cao tốc, xe tuk
10 cặp vợ chồng quyền lực nhất thế giới
Nữ tài xế đâm vào đuôi siêu xe Lamborghini nhưng vẫn cố chửi bới phủ đầu
Nhạc sĩ Nguyễn Quang tiết lộ cuộc sống hiện tại của Ngô Thụy Miên
Sẽ chặn điện thoại 2G 'cục gạch' không hợp chuẩn từ 1/3
Việt Nam vs Indonesia: Alfred Riedl tự tin đánh bại Việt Nam 1
Nhận định, soi kèo Kheybar vs Havadar, 19h30 ngày 20/1: Khách thắng thế
Tìm ra nguyên nhân ngộ độc làm gần 600 người nhập viện ở Đồng Nai