Bài thơ được cô Nguyễn Thị Ngọc Dung viết về những đồng nghiệp đang là F0,àithơcủanữhiệutrưởngxótxavìgiáoviênFvẫndạytrựctuyếthống kê kết quả bóng đá F1 nhưng vẫn nỗ lực 'vào lớp' để dạy trực tuyến.
Trường của cô Dung hiện có 20 giáo viên thì 11 người đang mắc Covid-19, 6 người là F1.
---Khi em là F0---
Đằng sau màn hình kia là những thầy cô giáo của tôi
Không đến trường vì cách ly Covid
Sợ học trò không theo học kịp
Nên miệt mài - không nghỉ, dạy học Zoom.
Bục giảng ngày nào không bóng dáng thân quen
Bảng trầm ngâm không dòng phấn viết
Những con chữ, bức tranh, hình, nét
Chỉ hiện lên qua chia sẻ màn hình.
Tiếng giảng bài bỗng chốc lặng thinh
Cơn sốt đến, những trận ho không báo trước
Cái mệt mỏi chẳng trò nào biết được
Nên giấu khuôn mặt mình dưới tấm ảnh thật xinh.
Em không là chiến sĩ áo trắng, áo xanh
Không hồi sinh cho những bệnh nhân Covid
Em chỉ có trái tim yêu tha thiết
Em là cô giáo F1, F0…
(22h, ngày 22 tháng 2 năm 2022)
Một giờ học tại Trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) khi giáo viên F0 vẫn dạy cho các học sinh của mình qua màn hình trực tuyến. |
Bài thơ sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã nhận được nhiều lượt chia sẻ, đặc biệt là trong cộng đồng giáo viên, có cả những người đã và hiện đang chống chọi với Covid-19.
Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội cho hay, bản thân cũng đã chia sẻ bài thơ bởi rất đúng với cảm xúc của những người lãnh đạo nhà trường khi chứng kiến giáo viên dù là F0 vẫn nỗ lực dạy học trực tuyến.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội - tác giả của bài thơ "Khi em là F0”. |
Chia sẻ với VietNamNet, cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai cho hay, bối cảnh khiến cô viết bài thơ này là khi trường có 5 giáo viên là F0, 4 người là F1.
“Khi các giáo viên báo tin mắc Covid-19, tôi có nhắn tin hỏi các cô có mệt không và có cần phải bố trí dạy thay, thì mọi người đều nhắn lại rằng chúng em vẫn có thể tiếp tục dạy được. Cũng từ giai đoạn đó, ở trường, có thể ở tiết này, học sinh học trực tiếp, nhưng ở tiết học ngay sau đó lại chuyển học trực tuyến.
Cùng vì thế, mỗi ngày, ban giám hiệu phải chia nhau ra đến từng lớp để xem các học sinh ở lớp đã kết nối được với giáo viên, đã nghe được thầy cô giảng bài qua trực tuyến hay chưa. Đứng ngoài khung cửa sổ nhìn thấy cảnh các giáo viên ở nhà vẫn cố gắng dạy trực tuyến và vận hành lớp học, tôi vô cùng xúc động. Bởi tôi biết có những giáo viên lên lớp như vậy nhưng 2 con đang sốt vì Covid-19 ở nhà. Cứ mỗi lần nghe các giáo viên báo “Hôm nay, em sốt 39-40 độ”, mình cũng rưng rưng”, cô Dung kể.
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THCS Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội. |
Cô Dung cho biết cô viết ra bài thơ không mất quá nhiều thời gian, bởi đó là những cảm xúc rất chân thực xuất phát từ những điều mà chính cô được chứng kiến, cảm nhận.
“Thấy các giáo viên, các đồng nghiệp của mình như thế, tôi rất xúc động và gần như cảm xúc đến đâu, tôi viết đến đó. Bài thơ cứ thế theo mạch cảm xúc rất thực của mình”, cô Dung có lẽ chỉ mất khoảng 30 phút để chỉnh sửa cho câu từ vần điệu hơn.
“Trong bài thơ, tôi có viết câu “Tiếng giảng bài bỗng chốc lặng thinh/Cơn sốt đến, những trận ho không báo trước”bởi có lần, khi đến kiểm tra một lớp học trực tuyến thì tôi thấy cảnh cô giáo đang giảng bài, tự nhiên không thấy tiếng gì nữa. Sau đó, tôi liên hệ mới biết rằng lúc đó cô đang ho và để giấu được điều đó, cô đã tắt tiếng micro một chút, gián đoạn mạch dạy học. Nhưng sự gián đoạn đó cũng chỉ diễn ra rất nhanh, sau đó, cô giáo lại tiếp tục với bài giảng của mình. Những điều đó, có thể học trò “ở tuổi chưa biết lo, biết nghĩ” không biết hoặc chưa cảm nhận được, nhưng phía sau đã là những nỗ lực âm thầm của các thầy cô”.
Đến thời điểm này, dù chỉ có 20 giáo viên nhưng Trường THCS Minh Khai có 11 thầy cô mắc Covid-19, 6 người là F1.
“Cũng vì thế, nhà trường cũng đã xin phép Phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức cho chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến. Tình thế hiện nay là không còn đủ giáo viên để đứng lớp trực tiếp. Thế nhưng, trong số 11 giáo viên là F0, cũng không một thầy cô nào xin nghỉ mà vẫn đều đặn dạy trực tuyến. Thậm chí, có hôm, thấy có một cô giáo F0 có thể không đảm bảo sức khỏe, tôi tính phân công người dạy thay, nhưng vừa phân công xong, thì thấy cô giáo đã mở phòng zoom dạy học sinh”, cô Dung chia sẻ.
Là hiệu trưởng, cô Dung nói mình rất trân trọng sự cố gắng, nỗ lực và trách nhiệm của các giáo viên khi đang phải chống chọi với dịch bệnh vẫn cố gắng duy trì việc dạy học trực tuyến, đảm bảo kiến thức liền mạch cho học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Thanh Hùng
Phụ huynh, hiệu trưởng xót xa khi giáo viên F0 dạy online
Dù mắc bệnh và cần được nghỉ ngơi, nhưng phần lớn giáo viên diện F0 vẫn "vào lớp" dạy online hàng ngày. Áp lực với các nhà trường và giáo viên hiện rất lớn.