Bạn thích gì?ướcđơngiảnđểchọnđúngnghềbóng đá kết quả cúp ý Mê gì? Tiềm năng của bạn là gì? Biết cách tận dụng cơ hội, luôn học hỏi hay sẵn sàng đương đầu với thách thức… là những bước đơn giản các bạn trẻ cần thực hiện để đinh hướng đúng nghề nghiệp tương lai.
10/ Thích gì? Mê gì?
Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ niềm đam mê cháy bỏng của mình đặt ở đâu. Chỉ khi được làm những gì mình thật sự yêu thích, bạn mới có thể sống hết mình với công việc, mặc cho mọi khó khăn, thử thách và áp lực. Do đó, thay vì lựa chọn nghề nghiệp theo mong muốn, ý nguyện của các bậc phụ huynh hoặc chạy theo vẻ bề ngoài “hào nhoáng” của các công việc thời thượng, hãy đi theo con đường rộng mở cho việc thực hiện những ước mơ.
9/ Đâu là thế mạnh của bản thân?
Có được đam mê và ước mơ để theo đuổi sẽ là một khởi đầu thuận lợi. Nhưng nếu niềm đam mê của bạn còn khá mờ nhạt hoặc được trải rộng cho rất nhiều lĩnh vực thì phải làm thế nào?
Hãy tự hỏi bản thân “Tính cách và sở trường của tôi thật sự phù hợp với điều gì?” Sau đó, lựa chọn những gì nằm trong khả năng, khiến bạn cảm thấy thật sự tự tin và thoải mái.
8/ Phát hiện tiềm năng
“Vậy tôi phải làm gì nếu tôi không có đam mê, mà cũng chẳng có sở trường nào cụ thể?”
Thay vì ngồi một chỗ để mãi loay hoay trong những câu hỏi như vậy, hãy thử tìm đến những bài khảo sát đáng tin cậy về tính cách và năng lực bản thân để có cái nhìn rõ hơn về chính mình.
Một trong những bài trắc nghiệm khá nổi tiếng trên thế giới hiện nay chính là “Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers Briggs)” với phân loại 16 cá tính khác nhau; giúp bạn định hình thiên hướng công việc phù hợp sau này.
7/ Tìm tòi cơ hội
Bạn còn trẻ và đang trong quá trình hoàn thiện bản thân. Vì vậy, đừng chỉ học từ những kiến thức trong sách vở mà hãy để bản thân được trực tiếp trải nghiệm thực tế qua các cơ hội thực tập tại các công ty chuyên nghiệp.
Quá trình đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất cụ thể của công việc và nhận ra liệu bản thân có thật sự phù hợp hay không. Và có thể, từ chính những mối quan hệ với các đồng nghiệp xung quanh sẽ dẫn lối cho bạn đến những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời sau này.
Cơ hội thực tập trong môi trường chuyên nghiệp sẽ đem đến cho bạn những kiến thức và trải nghiệm vô cùng hữu ích |
6/ Học hỏi từ những lời gợi ý
Dân gian có câu “Gừng càng già càng cay”. Đừng vội xem thường lời khuyên từ các bậc tiền bối. Cho dù bạn đã may mắn tìm ra được vị trí thật sự phù hợp với mình thì con đường dẫn đến thành công vẫn còn lắm gian nan và thử thách. Chính những lời cố vấn, gợi ý của những người giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc hiện tại, nhận thức được những điều cần thiết cho nấc thang kế tiếp trong sự nghiệp của mình.
Những lời chỉ dạy của các bậc tiền bối sẽ là chìa khóa “vàng” giúp bạn tìm ra hướng phát triển trong nghề nghiệp của mình |
5/ Mạnh dạn thử thách
Đừng để cho bản thân trở nên “nhàm chán” khi lúc nào cũng lặp đi lặp lại những từ “Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo viên, Cảnh sát…” để nói về nghề nghiệp lý tưởng trong tương lai. Hãy mạnh dạn lựa chọn cho mình một lối đi riêng; thử sức và khám phá bản thân qua những công việc độc,lạ và chất. Biết đâu khi đó, bạn mới tìm thấy được chính mình.
4/ Rút tỉa kinh nghiệm
Có lẽ cách nhanh và hiệu quả nhất để tìm hiểu về một công việc cụ thể chính là việc trao đổi trực tiếp với những người làm trong lĩnh vực đó. Vì vậy, hãy tạo cơ hội mở rộng mối quan hệ của mình, làm quen và học hỏi kinh nghiệm từ họ, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và chính xác về nhu cầu xã hội cũng như bổ sung được những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc sau này.
3/ Vận dụng tốt công thức G+P+V
Sau khi thu thập được đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, hãy nhìn lại những gì mình có và tìm ra đáp án cho 3 chữ G (Gifts - Tài năng), P (Passion - Đam mê) và V (Values - Giá trị của bản thân). Đó sẽ là một công thức hoàn hảo để bạn có thể tìm ra công việc thích hợp cho bản thân.
2/ Lên kế hoạch nghề nghiệp
Tất cả mọi việc đều cần có một mục tiêu và kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Muốn thuận lợi tìm ra được một công việc hoàn hảo, bạn sẽ phải xây dựng một kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn: tự đánh giá bản thân, các bước phát triển sự nghiệp, hiện thực hóa kế hoạch và củng cố uy tín của bản thân. Cho dù ước mơ của bạn có thay đổi, tất cả những điều này vẫn luôn hữu dụng cho nghề nghiệp tương lai.
1/ Sẵn sàng cho cuộc chạy dài hơi
Giờ bạn đã biết được con đường nghề nghiệp mình thật sự muốn theo đuổi là gì. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, tất cả những ý tưởng và kế hoạch này rồi sẽ có lúc thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Để chạm đến vạch đích cuối cùng trong “đường đua” này, bạn cần rất nhiều thời gian, quyết tâm, nỗ lực và kiên trì. Đây đích thực là một cuộc chạy marathon chứ không đơn giản chỉ là một cuộc chạy nước rút.
Chính “sức bền” của bản thân sẽ giúp bạn chạm đến vạch đích của con đường nghề nghiệp (Theo Lifehacker) |
Hội thảo “Thông tin Cử nhân Quốc tế”với sự tham dự của PGS. TS. Tâm lý Huỳnh Văn Sơn Thời gian: Chủ nhật 15/03/2015, từ 09:00 - 11:00 Địa điểm: Ân Nam Cafe - 52 Trương Định, P.7, Q.3, TP.HCM Link đăng ký tham dự: http://www.iei.edu.vn/hoi-thao-thong-tin-chuong-trinh-cu-nhan-quoc-te-ttc-58-tt-798.aspx
|
Doãn Phong