Nio là một trong những hãng xe điện Trung Quốc phá vỡ kỷ lục doanh số nhưng giảm doanh thu trong những tháng gần đây. Ảnh: Bloomberg. |
Sau quãng thời gian tăng trưởng "nóng",óngaposxeđiệnTrungQuốcđangphátnổkết quả venados thị trường xe điện Trung Quốc ngày càng trở nên khốc liệt. Giấc mơ sản xuất xe điện đang dần lụi tắt khi có đến gần 2/3 nhà sản xuất xe điện tại quốc gia này đã phải rời khỏi thị trường và chỉ hơn 10% trong số các công ty thực sự bán được hàng.
Trong những tháng gần đây, các hãng xe điện Trung Quốc liên tục lập kỷ lục mới về doanh số. Xpeng giao được 24.000 xe chỉ trong tháng trước, trong khi Xiaomi bán hơn 100.000 chiếc SU7 EV từ đầu năm 2024.
Tương tự, Zeekr cũng giao kỷ lục 55.000 xe trong quý III, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đằng sau những con số bùng nổ này là khoản thua lỗ khổng lồ. Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc chiến giá cả khốc liệt và áp lực phải nhanh chóng ra mắt các mẫu xe giá rẻ trong bối cảnh thị trường xe điện cạnh tranh gay gắt, theo Business Insider.
Nio, nhà sản xuất xe điện Trung Quốc nổi tiếng với trạm hoán đổi pin và được điều hành bởi CEO William Li - người được ví như "Elon Musk của Trung Quốc” đã báo lỗ ròng 5,06 tỷ nhân dân tệ (khoảng 700 triệu USD) trong quý III, tăng 11% so với mức lỗ cùng kỳ năm trước.
Giá cổ phiếu của Nio cũng giảm gần 7% ngay sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh, bất chấp việc công ty đã giao 61.800 xe trong quý này, mức cao nhất từ trước đến nay trong một quý kinh doanh. Nguyên nhân chính của tình trạng này là giá bán xe trung bình của Nio giảm mạnh, là hậu quả từ cuộc chiến giá khốc liệt trên thị trường xe điện Trung Quốc suốt thời gian qua.
Các đối thủ của Nio cũng báo cáo tình trạng tương tự khi lượng xe giao hàng tăng mạnh nhưng đi kèm mức lỗ cao ngất ngưởng.
Xpeng báo lỗ ròng 1,81 tỷ nhân dân tệ (250 triệu USD) trong quý III, dù doanh số trong tháng 10 đạt kỷ lục. Cổ phiếu của Xpeng cũng sụt giảm do lo ngại các mẫu xe giá rẻ sắp ra mắt có thể làm giảm giá bán và biên lợi nhuận.
Hãng Zeekr cũng không khá hơn với khoản lỗ 1,14 tỷ nhân dân tệ (157 triệu USD) trong quý gần nhất.
Nhà sản xuất smartphone Xiaomi, hiện đã chuyển hướng sang sản xuất xe điện và nhận được lời khen từ CEO Ford Jim Farley, thông báo sẽ nâng mục tiêu doanh số cho mẫu SU7 EV công nghệ cao sau khi bán được hơn 100.000 chiếc năm nay. Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ này vẫn tiếp tục thua lỗ trong mảng xe điện.
Áp lực cạnh tranh khiến nhiều lãnh đạo ngành xe điện Trung Quốc đưa ra những dự báo ảm đạm.
CEO Xpeng, ông He Xiaopeng, chia sẻ với The Straits Timescủa Singapore rằng số lượng các hãng xe điện tại Trung Quốc đang giảm mạnh và dự báo chỉ còn 7 công ty lớn có thể tồn tại trong 10 năm tới.
“Trong số 300 công ty khởi nghiệp ban đầu, chỉ 100 công ty sống sót. Hiện nay, chưa đến 50 công ty còn tồn tại và chỉ khoảng 40 công ty thực sự bán được xe mỗi năm”, ông Xiaopeng nói.
Tổng giám đốc điều hành Xpeng, ông He Xiaopeng. Ảnh: Reuters. |
Giữa bức tranh tài chính u ám của các hãng xe điện Trung Quốc, BYD là một ngoại lệ. Tháng trước, nhà sản xuất xe điện này đã công bố doanh thu tăng trưởng tích cực trong quý III. Theo đó, BYD cho biết hãng đã có lần đầu tiên vượt Tesla về doanh số toàn cầu và đạt lợi nhuận ròng 11,6 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD), tăng 11,5% so với quý trước.
Thành công của BYD đến trong bối cảnh doanh số bán hàng của Tesla tại Trung Quốc giảm với lượng xe giao trong tháng 10 giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
BYD đang gặt hái thành công từ chiến lược “tự sản xuất” hầu hết linh kiện quan trọng, từ pin đến chip, giúp kiểm soát chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Các nhà phân tích nhận định dòng sản phẩm xe hybrid và mô hình tích hợp dọc của BYD là những yếu tố then chốt giúp hãng vượt qua các đối thủ.
David Bailey, Giáo sư kinh tế doanh nghiệp tại Đại học Birmingham chia sẻ với Business Insider: “Chiến lược tự sản xuất các linh kiện giúp BYD kiểm soát chi phí hiệu quả, đặc biệt với pin và chip, là những yếu tố quan trọng trong ngành xe điện”.