"Các dấu hiệu cho thấy đã có một số lượng nhỏ binh sĩ Triều Tiên có mặt ở tỉnh Kursk, cùng với vài nghìn người nữa đang di chuyển đến. Chúng tôi vẫn lo ngại rằng Nga có ý định sử dụng lực lượng này (binh sĩ Triều Tiên) trong chiến đấu hoặc hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine ở Kursk", người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Patrick Ryder nói với các phóng viên ngày 29/10.
Khi được yêu cầu bình luận về khả năng chiến đấu mà quân đội Triều Tiên sẽ mang lại cho Nga, ông Ryder chỉ ra "những dấu hiệu ban đầu" rằng họ có thể sẽ đảm nhận một số vai trò bộ binh. "Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn phải xem chính xác Nga và Triều Tiên sẽ sử dụng lực lượng này như thế nào", ông nói.
Tuy nhiên, ông Ryder cũng nhấn mạnh, Lầu Năm Góc chưa thể xác nhận thông tin quân nhân Triều Tiên đã có mặt ở chiến trường Ukraine.
"Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ và đang tham khảo ý kiến với đối tác Ukraine cũng như các đồng minh và đối tác khác", ông Ryder cho biết.
Trả lời câu hỏi liệu Ukraine có được sử dụng vũ khí do Mỹ và phương Tây viện trợ nếu Triều Tiên triển khai binh sĩ ở Kursk hay không, ông Ryder cho biết: "Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng Ukraine có thể sử dụng những khả năng đó để bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền của mình khỏi các mối đe dọa xuất phát từ bên kia biên giới hoặc bên trong lãnh thổ Ukraine".
Trong một diễn biến liên quan khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về thông tin binh sĩ Triều Tiên có mặt ở vùng Kursk của Nga. Chủ nhân Nhà Trắng nhấn mạnh, nếu quân nhân Triều Tiên triển khai đến Ukraine, Kiev có thể tự vệ.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, Washington có thể áp lệnh trừng phạt lên Nga và Triều Tiên.
Kursk là khu vực biên giới của Nga, nơi lực lượng Ukraine đã tổ chức chiến dịch tấn công kể từ đầu tháng 8 và hiện kiểm soát hàng trăm km2 lãnh thổ ở đây.
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Washington cho biết Bình Nhưỡng đã điều động khoảng 10.000 quân nhân đến huấn luyện ở miền Đông Nga và có thể hỗ trợ cho lực lượng Nga gần Ukraine sau vài tuần nữa.
Tuy nhiên, cả Triều Tiên và Nga đều bác bỏ thông tin cho rằng Bình Nhưỡng đã đưa lực lượng quân sự đến chiến trường Ukraine để hỗ trợ Moscow.
Mặt khác, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Jong Gyu hôm 25/10 nhấn mạnh: "Nếu việc mà truyền thông quốc tế đang bàn tán là thật, tôi tin rằng đó sẽ là động thái đáp ứng các quy định của luật pháp quốc tế".
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chỉ có Nga và Triều Tiên mới có quyền quyết định nội dung và phạm vi hỗ trợ quân sự giữa 2 nước.
"Tôi muốn nói rằng đây là quyền tự quyết của chúng tôi. Việc chúng tôi có muốn hỗ trợ quân sự cho nhau không và hỗ trợ khi nào, như thế nào là chuyện của chúng tôi. Chuyện chúng tôi có thực hiện tập trận, huấn luyện hay chia sẻ kinh nghiệm quân sự cũng thế", ông Putin nói.
Theo Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện mà Nga và Triều Tiên ký kết hồi tháng 6, nếu một trong 2 bên bị một hoặc nhiều nước khác tấn công và rơi vào tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ lập tức sử dụng mọi phương thức có thể để cung cấp hỗ trợ về quân sự hoặc các lĩnh vực khác.
Theo Yonhap, Reuters(责任编辑:World Cup)
Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu cán bộ thanh tra ‘tị nạnh’ tội danh với đồng nghiệp
Lỗi thường gặp ở các mẫu ô tô mới mua
Dota 2: ana quay lại, OG lần đầu giành suất dự Major
Phạt tới 40 triệu đồng nếu chở quá số người quy định, làm sao để tránh?
Bệnh viêm họng có những triệu chứng gì
Các nước trên thế giới 'chuộng' thương hiệu ôtô nào nhất?
Jack Ma quyên góp 1 triệu khẩu trang, 500.000 bộ kit xét nghiệm Covid
Bi kịch những ‘cô gái radium’ và kỷ nguyên đen tối của phóng xạ