Ngoại Hạng Anh

Sóng thần công nghệ: Lời cảnh tỉnh và kêu gọi hành động_soi kèo bóng đá nhật bản hôm nay

字号+作者:Fabet来源:Cúp C12025-01-12 04:39:34我要评论(0)

Tin thể thao 24H Sóng thần công nghệ: Lời cảnh tỉnh và kêu gọi hành động_soi kèo bóng đá nhật bản hôm nay

Cuốn sách tập trung vào làn sóng công nghệ sắp tới,óngthầncôngnghệLờicảnhtỉnhvàkêugọihànhđộsoi kèo bóng đá nhật bản hôm nay với trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học là hai công nghệ cốt lõi. Tác giả lập luận rằng những công nghệ này có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ xã hội và mang lại cả cơ hội và rủi ro chưa từng có.

songthancongnghe.png
Mustafa Suleyman bên cách sách "The Coming Wave". Ảnh: @mustafasuleyman.

Một mặt, AI và công nghệ sinh học có thể giúp chúng ta giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và dịch bệnh. Hai công nghệ cốt lõi này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, chẳng hạn như bằng cách tạo ra các phương pháp điều trị y tế mới và hiệu quả hơn, hoặc tự động hóa các công việc nguy hiểm và nhàm chán.

Mặt khác, nếu không được kiểm soát, AI và công nghệ sinh học có thể gây ra những hậu quả thảm khốc. Ví dụ, AI có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí tự động, thao túng dư luận và xâm phạm quyền riêng tư. Công nghệ sinh học có thể được sử dụng để tạo ra các mầm bệnh mới nguy hiểm và thậm chí chỉnh sửa bộ gen của con người theo những cách không thể đoán trước được.

Mười bước để kiềm tỏa tác động tiêu cực của công nghệ

Tác giả cho rằng, việc kiềm tỏa làn sóng công nghệ sắp tới rất khó khăn, nhưng cần thiết để tránh những hậu quả tiêu cực. Ông cũng chỉ ra những nỗ lực trong lịch sử nhằm kiềm tỏa công nghệ thường không thành công.

Tuy nhiên, tác giả vẫn lạc quan, chúng ta có thể tìm ra cách để vượt qua thách thức này. Ông đề xuất mười bước để kiềm tỏa làn sóng công nghệ.

Xây dựng các biện pháp an toàn kỹ thuật: Điều này bao gồm việc phát triển các "công tắc tắt" để vô hiệu hóa các hệ thống AI và công nghệ sinh học trong trường hợp khẩn cấp, cũng như các biện pháp bảo vệ khác để ngăn chặn việc sử dụng công nghệ cho mục đích xấu.

Thực hiện các cuộc kiểm tra và đánh giá độc lập:Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của công nghệ, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn.

Sử dụng các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng công nghệ:Điều này có thể giúp làm chậm tốc độ phát triển và triển khai công nghệ, tạo thêm thời gian để các cơ quan quản lý và công nghệ phòng thủ bắt kịp.

Khuyến khích các nhà sản xuất có trách nhiệm:Điều này bao gồm việc giáo dục và đào tạo các nhà công nghệ và nhà khoa học về đạo đức và trách nhiệm xã hội, cũng như tạo ra các động lực để khuyến khích họ phát triển công nghệ một cách có trách nhiệm.

Điều chỉnh động cơ của doanh nghiệp:Cần phải tạo ra các mô hình kinh doanh mới để đảm bảo lợi nhuận song hành cùng mục đích xã hội, khuyến khích các công ty đầu tư vào an toàn và đạo đức công nghệ.

Hỗ trợ chính phủ:Chính phủ cần được trang bị đầy đủ kiến thức và nguồn lực để quản lý và điều tiết công nghệ một cách hiệu quả.

Xây dựng các liên minh quốc tế:Sự hợp tác quốc tế là điều cần thiết để điều hòa luật pháp và các chương trình liên quan đến công nghệ, đảm bảo sự kiểm soát công nghệ xuyên biên giới.

Thúc đẩy văn hóa cởi mở và minh bạch:Cần phải tạo ra một môi trường mà các nhà công nghệ và nhà khoa học sẵn sàng chia sẻ thông tin và học hỏi từ những sai lầm.

Xây dựng phong trào quần chúng: Cần có một phong trào quần chúng mạnh mẽ để gây áp lực buộc các nhà công nghệ, nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác phải chịu trách nhiệm về việc phát triển và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.

Kiên trì theo đuổi con đường hẹp:Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về thế lưỡng nan mà nhân loại phải đối mặt và kiên trì theo đuổi con đường hẹp để cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của công nghệ.

Tác giả thừa nhận việc kiềm tỏa làn sóng công nghệ sắp tới là một thách thức to lớn, nhưng ông tin rằng bằng cách thực hiện những bước này, chúng ta có thể tạo ra một thế giới mà công nghệ được kiểm soát và sử dụng vì lợi ích của nhân loại.

Đánh giá và tranh luận

"Sóng thần công nghệ" là một tác phẩm kích thích tư duy và quan trọng, nêu bật những thách thức và cơ hội mà làn sóng công nghệ sắp tới mang lại.

Mặc dù tác giả Mustafa Suleyman thừa nhận rằng, công nghệ có thể được sử dụng để mang lại lợi ích cho nhân loại, nhưng "Sóng thần công nghệ" có thể bị chỉ trích vì quá tập trung vào những nguy cơ tiềm ẩn của nó.

Trong lời mở đầu, tác giả so sánh làn sóng công nghệ sắp tới với một cơn sóng thần, và nói rằng nó có thể "đưa nhân loại đến kết cục thảm khốc hoặc đen tối". Trong suốt cuốn sách, tác giả dành nhiều thời gian để thảo luận về những nguy cơ tiềm ẩn của AI, công nghệ sinh học và các công nghệ tiên tiến khác. Ông cũng phác thảo một số kịch bản thảm họa có thể xảy ra, chẳng hạn như khủng bố bằng robot và vũ khí sinh học, chiến tranh tự động và đại dịch nhân tạo.

Mặc dù điều quan trọng là phải nhận thức được những rủi ro này, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng có thể khiến độc giả có ấn tượng công nghệ là một mối đe dọa hơn là một cơ hội.

Luận điểm có thể được cân bằng hơn nếu tác giả thảo luận nhiều hơn về những lợi ích tiềm năng của công nghệ và cách thức chúng ta có thể tận dụng những lợi ích đó để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.

Mustafa Suleyman và Michael Bhaskar tập trung nhiều hơn vào AI và công nghệ sinh học so với các công nghệ khác. Ví dụ, AI và công nghệ sinh học được thảo luận trong các chương riêng biệt (Chương 4 và 5), trong khi robot, điện toán lượng tử và năng lượng tái tạo được thảo luận chung trong một chương (Chương 6).

Ngoài ra, các công nghệ khác như công nghệ nano, công nghệ vũ trụ và công nghệ vật liệu cũng có thể có tác động lớn đến xã hội trong tương lai nhưng dường như không được thảo luận đầy đủ.

Một số điểm gây tranh luận

Khả năng kiềm tỏa công nghệ:Tác giả lập luận việc kiềm tỏa làn sóng công nghệ sắp tới là rất khó khăn, và có thể là bất khả thi. Tuy nhiên, một số người có thể cho rằng chúng ta có thể kiểm soát công nghệ nếu có đủ ý chí chính trị và sự hợp tác quốc tế.

Vai trò của Chính phủ:Tác giả kêu gọi Chính phủ đóng một vai trò lớn hơn trong việc quản lý và điều tiết công nghệ. Tuy nhiên, một số người có thể cho rằng, Chính phủ không nên can thiệp quá nhiều vào sự phát triển của công nghệ, vì điều này có thể kìm hãm sự đổi mới.

Sự cần thiết của phong trào quần chúng:Tác giả lập luận cần có một phong trào quần chúng mạnh mẽ để gây áp lực buộc các nhà công nghệ, nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác phải chịu trách nhiệm về việc phát triển và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.

Tuy nhiên, một số người nhận định phong trào quần chúng có thể bị thao túng bởi các nhóm lợi ích hoặc dẫn đến các chính sách phản tác dụng.

Bất chấp những điểm gây tranh luận, cuốn sách là lời kêu gọi hành động kịp thời để chúng ta cùng nhau suy nghĩ và hành động để đảm bảo công nghệ được sử dụng vì lợi ích của nhân loại.

Đào Trung Thành

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Không trả 8 USD, Ronaldo và Neymar bị Twitter bỏ tích xanh

    Không trả 8 USD, Ronaldo và Neymar bị Twitter bỏ tích xanh

    2025-01-12 16:58

  • Có IELTS 7.0 được công nhận học sinh giỏi tỉnh lớp 12

    Có IELTS 7.0 được công nhận học sinh giỏi tỉnh lớp 12

    2025-01-12 16:40

  • Thành phố Yên Bái nỗ lực đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số

    Thành phố Yên Bái nỗ lực đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số

    2025-01-12 16:32

  • Sao Việt 31/1/2024: NSND Trần Hiếu được vợ trẻ đưa đi du xuân

    Sao Việt 31/1/2024: NSND Trần Hiếu được vợ trẻ đưa đi du xuân

    2025-01-12 14:53

网友点评