Jeff Bezos – người đàn ông giàu có nhất hành tinh đồng thời là CEO của Amazon mới tuyên bố ly hôn với vợ mình là MacKenzie Bezos sau 25 năm chung sống.
Dù chưa có thông tin chính xác nhưng dường như cặp đôi này không hề có bất kỳ bản hợp đồng tiền hôn nhân nào cả. Và tại Washington – nơi họ đang sinh sống,ứngđángnhậnnửatàisảncủaJeffBezosvìkhôngcóbàấysẽchẳngthểcótỷ lệ bóng luật pháp quy định bất kỳ tài sản hay khoản nợ nào phát sinh trong quá trình hai người kết hôn sẽ được chia làm đôi.
Câu hỏi đặt ra là nếu bạn cưới người đàn ông giàu có nhất thế giới với khối tài sản trị giá 137 tỷ USD – và hoàn toàn là tỷ phú tự thân, sau khi ly hôn, bạn có xứng đáng nhận được một nửa số tài sản khổng lồ đó không?
Các trường hợp khác có thể cần phải cân nhắc lại nhưng riêng đối với MacKenzie Bezos thì không. Bà ấy xứng đáng nhận được một nửa số tiền đó. Lý do rất đơn giản: Sẽ chẳng thể nào có Amazon như ngày nay nếu không có bà ấy!
MacKenzie Tuttle và Jeff Bezos gặp nhau năm 1992 khi họ cùng làm việc tại quỹ đầu cơ D.E. Shaw. MacKenzie tốt nghiệp đại học Princeton và trở thành chuyên viên nghiên cứu tại công ty nơi Bezos đang làm phó chủ tịch. Văn phòng cô ấy nằm ngay cạnh văn phòng Bezos và 3 tháng sau khi bắt đầu hẹn hò vào năm 1993, họ quyết định tiến tới hôn nhân.
Tại D.E. Shaw, Bezos đã nảy ra ý tưởng về việc thành lập Amazon. MacKenzie đã hết lòng ủng hộ ý tưởng này ngay từ đầu mặc dù khả năng cao là nó sẽ thất bại.
Brad Stone viết trong cuốn The Everything Store rằng: "Ở thời điểm đó, vợ chồng Bezos mới cưới, có một căn hộ thoải mái tại Upper West Side và một công việc với mức lương ổn định. Thế mà MacKenzie nói rằng sẽ ủng hộ chồng nếu ông quyết định bỏ tất cả để tự khởi nghiệp, đó rõ ràng là quyết định không hề dễ dàng với bất kỳ ai".
MacKenzie sau đó đã chia sẻ với tờ CBS rằng: "Tôi không phải là người làm kinh doanh. Vì vậy với tôi, khi nghe được anh ấy nói về ý tưởng tôi chỉ nhận ra ở đó có niềm đam mê và sự hứng thú… Và với tôi, bạn biết đấy, nhìn người bạn đời của mình, người mình yêu trải qua cuộc phưu lưu mà anh ấy mong muốn thì còn gì tuyệt hơn thế nữa".
Trong năm 1994, ở tuổi 30 và 24, Jeff và MacKenzie quyết định rẽ sang một cuộc sống hoàn toàn mới: Hành trình đi khắp nước Mỹ để tìm nhà và trụ sở cho Amazon. MacKenzie lái xe trong khi Bezos lên kế hoạch kinh doanh và dự tính doanh thu ở hàng ghế sau. Sau khi khởi đầu ở Texas và mua một chiếc ô tô, họ chuyển tới Seattle.
Cặp đôi đã nảy ra ý tưởng về cái tên Amazon cùng nhau sau khi chọn một cái tên khác: Relentless.com. MacKenzie trở thành kế toán đầu tiên của công ty mặc dù xuất thân là một tiểu thuyết gia.
Bà đã phải làm hàng loạt công việc lặt vặt khác, giống như tất cả những nhân viên startup phải làm, từ nhận đơn hàng sách, rồi vận chuyển và xử lý tài khoản ngân hàng của công ty và các khoản tín dụng. Bà cũng gặp gỡ những nhà đầu tư ban đầu của Amazon như John Doerr và họp với đội ngũ ở Mexico sau khi Amazon IPO.
Nhưng ngoài vai trò là nhân viên đầu tiên quan trọng của công ty, MacKenzie còn có một vai trò ý nghĩa khác đó là hậu phương vững chắc cho sự nghiệp của chồng.
Cả Warren Buffett và Sheryl Sandberg đều nói rằng quyết định quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn chính là BẠN SẼ CƯỚI AI.
Chắc chắn rồi, có một người bạn đời biết hy sinh có thể giúp cho người còn lại thỏa thích theo đuổi sự nghiệp của riêng họ.
"Hãy cưới đúng người", ông nói vào năm 2009 trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Berkshire Hathaway. "Tôi nói rất nghiêm túc đó. Nó sẽ tạo ra những khác biệt trong cuộc sống của bạn. Nó sẽ thay đổi khát vọng của bạn, tất cả mọi thứ".
Liệu ý tưởng về việc mở một cửa hàng sách trực tuyến có thể ở bên Bezos nếu ông không gặp MacKenzie? Liệu ông có thể thực hiện tầm nhìn đó theo cùng một cách, tuyển dụng đúng người và chấp nhận những rủi ro như vậy với một người vợ khác?
Đó là những câu hỏi khó có thể trả lời. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng thái độ, sự tích cực và mục tiêu của bất kỳ ai luôn chịu ảnh hưởng bởi người quan trọng nhất trong cuộc sống của họ.
Dù sao thì dẫu người bạn đời của bạn có tên trong danh sách những đối tác trong kinh doanh hay không, hầu hết các cặp vợ chồng đều sẽ cùng trở thành một đội, tập trung vào làm việc và đạt được những mục tiêu chung. Đó là một phần lý do tại sao luật pháp quy định khối tài sản sau kết hôn là tài sản chung của 2 người.
Buffett nói rằng nếu không có người vợ đầu Susie – người đã mất vào năm 2004 thì ông không thể xây dựng được nên đế chế của mình. "Chuyện gì đã xảy ra với tôi sẽ không thể xảy ra nếu không có bà ấy", ông thổ lộ trong một bài phỏng vấn.
Bezos cũng vậy, có lẽ những gì đã đến với ông cũng sẽ chẳng thể xảy ra nếu không có MacKenzie!