发布时间:2025-01-23 07:27:02 来源:Fabet 作者:Nhà cái uy tín
Một thế hệ trẻ sống hết mình nhưng đi kèm trách nhiệm
Mạng xã hội năm vừa qua không chỉ chứng kiến sự bùng nổ từ bóng đá hay trào lưu vui vẻ như Halu Halu,ìmộtthếgiớikhôngrácthảtỷ số 7m bóc giá trang phục…, chúng ta thấy giới trẻ chia sẻ nhiều về những hoạt động ý nghĩa như “Hoa Hướng dương” ủng hộ bệnh nhi ung thư, và có cả trào lưu sống xanh #NoStrawChallenge - sử dụng ống hút inox hay ống hút tre,… thay cho ống hút nhựa, … nhằm hạn chế rác thải ra môi trường.
Có mặt tại sự kiện Lễ hội ẩm thực châu Á Coca-Cola - nơi quy tụ đông đảo các bạn trẻ, Thu Hiền (23 tuổi) cùng nhóm bạn vui vẻ thưởng thức các món ăn đa dạng đến từ nhiều quốc gia châu Á. Tất cả những vật dụng đựng thức ăn được làm từ giấy thân thiện môi trường.
Cô bạn cười vang: “Bọn em được cái mê ăn uống như nhau, kiểu “ăn hết thế giới” ấy chị ạ. Mà lễ hội này không chỉ có đồ ăn ngon, chất lượng đâu, hầu hết các vật dụng dùng giấy thay vì đồ nhựa nên bọn em càng ủng hộ. Chúng em bây giờ uống nước còn không cần ống hút nữa cơ.”
Các bạn trẻ dùng đồ ăn đựng trong những vật dụng bằng giấy tại Lễ hội ẩm thực châu Á Coca-Cola |
Phỏng vấn bạn Hoàng Thuý (26 tuổi) đang cùng bạn mình chơi rất vui tại khu vực bàn bóng đá tái chế từ chai nhựa: “Trước đây, nói thật là mình cũng không để tâm lắm đến vấn đề rác thải nhựa này. Tuy nhiên, có một lần mình cùng đi ăn với bạn học cũ, khi gọi món, bạn mình dặn nhân viên không cần ống hút cho ly nước của bạn. Thấy thế cả đám chúng mình cũng hưởng ứng chung. Từ đó đến giờ mình rất để ý đến vấn đề này, cố gắng hạn chế rác thải nhựa bằng cách phân loại rác kỹ lưỡng, tự mang túi khi đi chợ để giảm số lượng túi bóng, mỗi lần mua cà phê buổi sáng là đồng nghiệp trong công ty mình lại hò nhau í ới mang ly riêng đi mua nữa.”
Vừa cầm trên tay một ống heo tiết kiệm tái chế từ rác thải nhựa, chàng trai miền biển Thế Hiếu chia sẻ: “Cái góc trưng bày đồ tái chế bằng nhựa này hay lắm, có những thứ mình không nghĩ là có thể làm được. Từ nhỏ, mình hay cùng các bạn và người lớn ra biển. Mình tận mắt chứng kiến rác thải trôi bồng bềnh, có khi nó là cái chai, có khi là túi bóng, tuy không nhiều như một số đoạn clip thấy trên mạng gần đây nhưng rất bẩn. Mình biết việc hạn chế rác thải nhựa này sẽ rất khó và mất thời gian nhưng mình hy vọng là phong trào “Vì một thế giới không rác thải” sẽ được duy trì và nhân rộng hơn nữa.”
Khi điều tốt lan toả, nó khiến “trái tim” xích lại gần nhau
Nói một sự kiện như Lễ hội ẩm thực châu Á Coca-Cola như là một xã hội thu nhỏ có lẽ cũng không sai, chỉ cần quan sát một lúc là thấy biết bao chuyện hay ho. Không biết bạn Thế Hiếu nói gì mà chị Thu Tâm (40 tuổi) cười không ngớt.
Chị kể: “Mấy chương trình lễ hội như thế này thỉnh thoảng mới có. Để chuẩn bị, tụi chị cũng bận bịu lắm. Hôm trước loay hoay gần 1 giờ sáng mới xong, rồi sáng dậy sớm là ra đây luôn đến trưa cũng chưa kịp ăn gì, nhưng mà vui lắm. Đấy, chưa kịp ăn gì mà cũng có mệt đâu, nói chuyện với mấy đứa nhỏ vui tính mà còn lém lỉnh nữa. Mấy đứa khen đồ ăn chị làm đấy. À, mà chị thấy tụi nhỏ thích mấy cái khu vực đồ tái chế với cây xanh lắm. Tụi nhỏ bảo với chị là đến đây vừa được ăn ngon, lại giữ vệ sinh môi trường nên tụi nhỏ ủng hộ liền, như mấy cái đồ đựng này bằng giấy là đỡ biết bao nhiêu.”
Góc trưng bày đồ tái chế thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. |
Bắt gặp một nhóm bạn đang trò chuyện cười nói rôm rả nhưng hoá ra là mới chỉ biết nhau. Bên cạnh ẩm thực, chủ đề cuộc nói chuyện còn xoay quanh môi trường.
Mai Hoa (24 tuổi) hào hứng chia sẻ: “Em đến đây ban đầu chỉ là muốn cùng các bạn ăn uống thoả thuê và chụp hình check-in thật đẹp thôi. Nhưng mà được biết thêm nhiều bạn mới thú vị lắm. Các bạn có cách sống xanh em rất khâm phục và muốn học hỏi. Tụi em đã kết bạn facebook với nhau rồi đấy, còn check-in cùng nhau nữa.”
Có nhiều người đặt câu hỏi liệu trào lưu này sẽ đi về đâu khi đây là một việc khó khăn đòi hỏi phải thay đổi rất nhiều thứ? Liệu giới trẻ có đủ kiên nhẫn để thực sự tạo nên một thói quen hạn chế rác thải nhựa hàng ngày hay lại tạm thời gác lại đó để chạy theo trào lưu mới?
Chúng ta chẳng thể nói trước được điều gì nhưng tại sao lại không thể tin tưởng. Bởi bên cạnh các bạn trẻ, những chương trình như “Vì một thế giới không rác thải” của Coca-Cola hay cách mà các thương hiệu như thế này đồng hành cùng họ sẽ góp thêm sức mạnh và cả động lực để đây không còn là trào lưu nữa, mà sẽ trở thành nếp sống, thành quả thấy được trong tương lai.
Trong năm 2018, Coca-Cola đã công bố thực hiện mục tiêu toàn cầu về một “Thế Giới Không Rác Thải” hướng đến việc thu gom và tái chế 100% bao bì mà công ty bán ra vào năm 2030. Tại Việt Nam, Coca-Cola hợp tác với UNESSCO, Hội đồng Anh và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các tổ chức dân sự nhằm chung tay cùng chính phủ Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục người dân về quản lý rác thải nhựa, hướng đến hợp tác công tư với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp. |
Thanh Ngọc
相关文章
随便看看