Anh N.T.T. (36 tuổi,ắcbệnhtinhhoànẩnkhiếnngườiđànôngmặccảmkhôngdámyêtài xĩu sống ở Hà Nội) chưa lập gia đình. Từ khi mới chào đời, anh chỉ có một bên tinh hoàn nên thường xuyên mặc cảm, tự ti. Anh từng phẫu thuật thoát vị bẹn hai bên ở một bệnh viện tuyến dưới nhưng không được xử lý triệt để phần ẩn tinh hoàn.
Xung quanh dương vật của anh T. có sẹo xấu do cơ địa và tình trạng nhiễm trùng sau lần phẫu thuật trước. Lo lắng bản thân sau này khó có người yêu, nam bệnh nhân đã tìm đến Bệnh viện E (Hà Nội) để được khám, tư vấn điều trị.
BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết, nam thanh niên có ngoại hình đẹp trai, cao to, trí thức đến gặp bác sĩ trong trạng thái tinh thần khá bất ổn vì lo tương lai không có bạn gái hoặc người yêu phát hiện anh chỉ có một tinh hoàn sẽ chia tay.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị ẩn tinh hoàn bẩm sinh kèm thoát vị bẹn. Chức năng sinh sản của anh T. vẫn hoạt động tốt, bên tinh hoàn còn lại phát triển bình thường. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần được phẫu thuật sớm.
Theo BS Liên, nếu chàng trai không phẫu thuật sớm, áp lực tinh thần sẽ gia tăng, lo âu kéo dài, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Sau khi nghe lời tư vấn, anh T. quyết định phẫu thuật sớm để ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư.
Cũng theo BS Liên, tinh hoàn ẩn thường được phát hiện ở những bé trai khi vừa chào đời, một số ít nam giới trưởng thành có tình trạng này. Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện, điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản.
Tinh hoàn ẩn được phân thành hai dạng gồm dạng sờ được và không sờ được. Khoảng 80% tinh hoàn ẩn không thể sờ thấy được. Thông thường, người bệnh có thể phát hiện khi quan sát thấy túi bìu không cân đối (ví dụ như một bên bình thường, trong khi bên còn lại bị nhỏ, xẹp lép). Nếu tinh hoàn bị ẩn một bên hoặc cả hai bên, túi bìu nhỏ và xẹp.
Cách điều trị tin hoàn ẩn:
BS Liên chia sẻ, với trẻ nhỏ, tình trạng tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị cho trẻ trước 18 tháng tuổi. Nếu tinh hoàn ẩn được phát hiện, điều trị sớm trước 2 tuổi, chức năng sinh sản của trẻ sẽ hồi phục tốt.
Do đó, BS Nguyễn Đình Liên khuyến cáo cha mẹ nên lưu ý kiểm tra vùng bìu của trẻ nếu không sờ thấy tinh hoàn một hoặc hai bên hay 2 bên, đưa con đi khám ngay tại các bệnh viện có chuyên khoa ngoại về tiết niệu, nam học, nhi khoa.
Người lớn cần đưa tinh hoàn về đúng chỗ, tránh nguy cơ mắc ung thư. Ung thư tinh hoàn là bệnh ít gặp, chiếm khoảng 1% ung thư ở nam giới. Tuy nhiên, đây là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở nam giới lứa tuổi 25-35.
Cách điều trị duy nhất đối với cả hai đối tượng trên là phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu.
Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ quan sát, đánh giá các tạng trong ổ bụng nhằm tìm, xác định người bệnh có hay không có tinh hoàn, vị trí, kích thước của tinh hoàn, đồng thời đánh giá lỗ bẹn đã bịt kín hay vẫn mở.
Sau đó, bác sĩ cắt bỏ dây treo xa tinh hoàn, giải phóng tinh hoàn ra khỏi thành bụng, bó mạch tinh, ống dẫn tinh tối đa, tạo đường hầm cho tinh hoàn đi xuống bìu, mở cơ bìu tạo khoang, kéo tinh hoàn khỏi ổ bụng để di chuyển xuống bìu, kiểm tra lại ổ bụng, lau rửa ổ cầm máu.
Phương Lê
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Vì sao Iran coi Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ là khủng bố?
VNPT Net trao tặng nhà tình nghĩa cho gia đình mẹ Việt Nam anh hùng
Hãng phần mềm diệt virus Avast thâu tóm đối thủ AVG với giá 1,3 tỷ USD
Thủ phạm hack CEO Facebook, Google tiếp tục 'hỏi thăm' Pokemon Go
Ông bố bế hai con quẩy đám cưới cực sung, hình ảnh 'hậu trường' gây bất ngờ
Quảng Trường Quỷ, Huyết Lâu: Nơi huyền thoại tái sinh trong MU Vô Song
7 quan niệm sai lầm về máy ảnh và camera smartphone
Bật mí cách xem truyền hình HD chất lượng
Ca sĩ ẩn danh tập 9: Ca sĩ Du Sô hát 18 thứ tiếng khiến Đàm Vĩnh Hưng nể phục
Khó tin, có người đã bắt được tất cả các Pokemon
Nam diễn viên Trung Quốc được tìm thấy đầy thương tích sau 4 ngày mất tích
Yahoo bị nghi ngờ vẫn lưu email đã xóa của người dùng