Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo chuyên để về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực hành chính công vừa được tổ chức tại TP.HCM.
Trí tuệ nhân tạo (AI) phải giải bài toán cụ thể và phục vụ người dân
Theểnbiếntrongkhuvựchànhchínhcôngnhờứngdụlive bong đáo ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KHCN cho rằng, nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng số lượng chuyên gia vẫn còn chưa dồi dào. Chiến lược AI có thể phát huy thế mạnh đó là đội ngũ nguồn nhân lực trẻ chịu khó học hỏi, được đào tạo về CNTT, có tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ KHCN cũng lưu ý có rất nhiều bài toán, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề về đô thị phát triển, về giao thông, quản lý tài nguyên… Do đó, các ứng dụng AI cần tập trung vào phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người dân; giải bài toán của chính quyền liên quan việc quản lý hành chính, đô thị, tài nguyên môi trường; các ứng dụng quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông.
“Các ứng dụng AI cần phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân, làm sao để người dân triển khai thực hiện các thủ tục hành chính thuận lợi nhất, phục vụ nhu cầu hằng ngày về học tập, cuộc sống, giải trí, an toàn… Nhóm các bài toán của chính quyền liên quan đến quản lý hành chính, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên và giúp đảm bảo an ninh trật tự cho doanh nghiệp và người dân (camera giám sát an ninh, camera giao thông...), nên cần tập trung vào những bài toán rất nhỏ, rất cụ thể để làm thực sự hiệu quả”,ông Bùi Thế Duy nêu.
Chuyển biến trong khu vực hành chính công nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức nhận định, việc sử dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ các bài toán quan trọng trong phát triển siêu đô thị như TP.HCM trên các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục.
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, năm 2023, Thành phố chọn chủ đề năm là nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, một trong những trọng tâm mà Thành phố quan tâm là việc đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo trong nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ người dân.
Lãnh đạo TP.HCM mong muốn, các đại biểu chia sẻ, đặt ra những vấn đề mấu chốt, bài toán quan trọng mà Thành phố phải tập trung giải quyết, những giải pháp tiềm năng, trực tiếp đưa vào ứng dụng cũng như sớm biến những công cụ khoa học công nghệ trở thành công cụ hiệu quả trong điều hành hệ thống chính quyền, phục vụ người dân ngày một tốt hơn.
Với vai trò thường trực của chương trình chuyển đổi số cũng như chương trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Sở TT&TT phải là đơn vị đi đầu, là hạt nhân, đầu mối phối hợp các sở, ban, ngành đẩy nhanh việc chuyển đổi số, đưa trí tuệ nhân tạo vào công tác đổi mới, đặc biệt là lĩnh vực hành chính công.
Theo lãnh đạo Sở TT&TT TP.HCM, đối với ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trọng tâm của thành phố sẽ đặt ở lĩnh vực hành chính công. Trong thời gian qua, nhiều cơ quan hành chính đã ứng dụng khá tốt trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn như dịch vụ định danh khách hàng điện tử; ứng dụng AI trong quản lý trật tự xây dựng; ứng dụng AI trong hệ thống camera…. Tuy vậy, việc ứng dụng AI trong khu vực hành chính công TP vẫn chưa thật sự có tính hệ thống, bài bản, đồng bộ và chưa nhiều.
Giám đốc Sở TT&TT mong rằng, hội thảo này là nơi trao đổi, chia sẻ những vấn đề, bài toán cần giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước, những nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia tại các trường - viện, những giải pháp ứng dụng của các doanh nghiệp về trí tuệ nhân tạo đối với các lĩnh vực trong lĩnh vực hành chính công. Đồng thời thông qua đây, Sở TT-TT trở thành cầu nối để gắn kết 3 nhà: cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc đưa giải pháp trí tuệ nhân tạo đi vào thực tế cuộc sống.