Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền chia sẻ những câu chuyện dở khóc dở cười suốt 15 năm làm công việc này. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền chia sẻ những câu chuyện dở khóc dở cười suốt 15 năm làm công việc này.
Theămlàmanhemvàkếtquảbấtngờtừphòngxétnghiệkqbd cúp ýo bà Nga, cách đây vài năm, có một cặp anh trai - em gái thất lạc nhau từ khi cả hai còn rất nhỏ. Theo đó vì gia đình quá nghèo, một người bị cho đi làm con nuôi. Đến khi cha mẹ mất đi, họ chỉ biết là mình có một người anh em nữa nhưng không có cách nào để liên lạc.
Đến tuổi trung niên, bằng cách nào đó, họ tìm được nhau. Khi so sánh mọi thông tin, tình tiết còn nhớ được, gia đình thấy trùng khớp đến kinh ngạc. Họ nhận nhau và giữ quan hệ, đi lại như anh em ruột thịt.
Người phụ nữ trên vô cùng hạnh phúc bởi sau nhiều năm thất lạc nay bà đã tìm được nguồn cội của mình.
Bẵng đi 20 năm, khi cả hai đều lên tuổi ông bà, bất ngờ có một người đàn ông khác tìm đến người phụ nữ trên và nói rằng mình mới là anh trai của bà.
Cả hai bên gia đình đều rất hoang mang. Chỉ riêng người phụ nữ là có một linh cảm đặc biệt. Dù suốt 20 năm qua, người anh đối xử với mình rất tốt, bà vẫn tin rằng người đàn ông đến sau mới đúng là ruột thịt của mình.
Họ thống nhất sẽ đi xét nghiệm ADN của bà và người anh đã nhận suốt 20 năm qua xem họ có đúng là anh em ruột hay không.
Cả gia đình mang mẫu xét nghiệm của 2 người đến một trung tâm ADN tên A ở Hà Nội. Kết quả xét nghiệm cho thấy họ đúng là anh em ruột. Điều đó có nghĩa là người đàn ông đến sau không phải là anh trai bà.
Tuy nhiên, một linh cảm kỳ lạ khiến người phụ nữ trên vẫn băn khoăn. Bà tâm sự với cậu con trai rằng, bà có cảm giác người đến sau mới là anh trai mình. Bà quyết định đi xét nghiệm lại một lần nữa ở Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền do bà Nga làm giám đốc.
Kết quả xét nghiệm mẫu tóc cho thấy người phụ nữ và người đàn ông không phải là anh em - ngược lại với kết quả xét nghiệm ở trung tâm A.
Gia đình này ngay lập tức gọi điện thoại cho bà Nga và thắc mắc: ‘Tại sao kết quả ở trung tâm của chị lại ngược lại với kết quả xét nghiệm mà chúng tôi đã làm trước đó ở trung tâm A?’.
‘Tôi đáp: ‘Như vậy chắc chắn có 1 nơi làm sai. Chúng tôi xin được làm lại xét nghiệm lại cho chị miễn phí. Nếu đúng là bên chúng tôi làm sai, chúng tôi rất muốn được xin lỗi gia đình’, bà Nga kể.
Vì thế, gia đình đên trung tâm của bà Nga để xét nghiệm lại một lần nữa. Kết quả xét nghiệm lần thứ 2 cũng tương tự kết quả lần đầu - tức 2 người không phải là anh em ruột.
Muốn đi đến cùng sự thật nên gia đình tiếp tục xét nghiệm thêm một lần nữa tại trung tâm A. Bất ngờ, kết quả xét nghiệm lần này ở trung tâm A trùng với kết quả bên trung tâm bà Nga. Như vậy là cả 2 bên đều đưa kết quả cuối cùng là 2 người nhận nhau suốt 20 năm không phải anh em ruột.
Để xét nghiệm ADN, khách hàng cần cung cấp một trong những mẫu: tóc, móng tay, máu. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Nhiều năm làm công tác xét nghiệm ADN, bà Nga cũng cho biết không ít kết quả không chỉ khiến nhân viên trung tâm mà chính người trong cuộc cũng hết sức ngỡ ngàng. Trường hợp dưới đây là một ví dụ tương tự.
Mang thai trên 3 tháng, muốn sang Đài Loan (Trung Quốc) định cư cùng chồng, chị H. (30 tuổi) buộc phải thực hiện thủ thuật chọc ối để xét nghiệm ADN. Tuy nhiên kết quả lại khiến nhiều người bất ngờ, thai nhi là con của bố nhưng không phải con mẹ.
Trước kết quả này nhiều người nghi ngờ có sự nhầm lẫn khiến bà Nga phải có cuộc nói chuyện trực tiếp với người mẹ trên. Lúc này, chị H. mới kể do hiếm muộn nên chị từng làm thụ tinh trong ống nghiệm tại một bệnh viện ở Hà Nội.
Theo đó chị xin trứng của người khác để thụ tinh với tinh trùng của chồng (quốc tịch Đài Loan) rồi cấy phôi vào bụng mình. Người phụ nữ này đinh ninh rằng đứa trẻ lớn lên trong bụng mình kết quả xét nghiệm sẽ là con mình.
Với kết quả này, bà Nga khuyên vợ chồng chị đến Đại sứ quán để trình bày rõ ràng nếu muốn sang quê chồng ở Đài Loan sinh sống.
Tuy nhiên sau này, người phụ nữ kể lại kết quả không như mong muốn. Người chồng hết tình cảm với vợ nên tại Đại sứ quán, khi chị H. trình bày việc chị đã dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo để có đứa trẻ. Từ đó kết quả ADN cho thấy đứa trẻ không phải là con của chị. Khi đại diện Đại sứ quán quay sang phỏng vấn người chồng, thay vì đồng tình với câu chuyện của vợ anh lại im lặng.
‘Người phụ nữ kể, chồng không còn tình cảm với chị vì vậy mới xảy ra cơ sự trên. Sau đó theo tôi được biết thì người phụ nữ không được cấp visa để sang Đài Loan cùng chồng’, bà Nga cho biết.
Trong số những tổ tiên của chàng trai, có một người là sát nhân hàng loạt khét tiếng.
(责任编辑:Cúp C1)