Việt Nam nên tắt sóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần vàng cho công nghệ mới_đội hình vfl bochum gặp bayern
Việt Nam nên sớm tắt sóng 2G
Ngày 5/12,ệtNamnêntắtsóngGcàngsớmcàngtốtdànhbăngtầnvàngchocôngnghệmớđội hình vfl bochum gặp bayern tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam (ICT Press Club) đã tổ chức tọa đàm “Tắt sóng 2G đưa người dân lên môi trường số”.
Theo Chủ tịch ICT Press Club Nguyễn Việt Phú, với việc tổ chức tọa đàm, Câu lạc bộ muốn cùng lắng nghe tiếng nói của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp viễn thông về lộ trình tắt sóng 2G.
“Để người dân chủ động chuyển đổi thiết bị và không gây ảnh hưởng thông tin liên lạc khi tắt sóng 2G, hoạt động truyền thông rất quan trọng. Các doanh nghiệp viễn thông và cơ quan quản lý cần chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người dân. Câu lạc bộ sẽ đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy việc này”,ông Nguyễn Việt Phú chia sẻ.
Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia đều khẳng định tính đúng đắn của chủ trương tắt sóng 2G, đồng thời phân tích rõ những lợi ích của việc dừng công nghệ cũ này.
Ông Nguyễn Duy Lâm, chuyên gia công nghệ mạng không dây của Huawei cho hay, tắt công nghệ cũ như 2G, 3G là xu hướng chung của thế giới. Theo thống kê của GSMA, cho đến giữa năm nay, có 149 nhà mạng đã và đang triển khai tắt công nghệ cũ. Đại đa số các nước đã tắt 2G là các quốc gia tiên tiến, với 63% ở châu Âu và hơn 20% ở châu Á. Nhiều quốc gia đã tắt 2G từ lâu như Mỹ, Singapore từ năm 2017 và năm 2018 là Australia.
Đồng quan điểm, ông Đoàn Quang Hoan, nguyên Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT), Tổng thư ký Hội vô tuyến điện tử Việt Nam nhận định, chủ trương tắt sóng 2G được Việt Nam thực hiện theo trào lưu thế giới. “Một công nghệ được hình thành, cung cấp dịch vụ từ đầu những năm 90, sau đó đã có 4 thế hệ di động kế tiếp, thì việc tắt sóng không có gì mới”.
Từ đầu những năm 2012 – 2013, Cục Tần số vô tuyến điện đã tìm hiểu, nghiên cứu lộ trình tắt sóng 2G ở cả Nhật Bản và châu Âu. Thời điểm đó, Cục đã hình thành tư tưởng về xác định lộ trình tắt sóng 2G như thế nào.
Ông Đoàn Quang Hoan thông tin thêm, đến nay, trên thế giới có rất nhiều nước đã tắt sóng 2G. Đơn cử như, gần Việt Nam có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc) đã tắt sớm.
Các nước châu Âu có lộ trình tắt sóng 2G chậm hơn nhưng về cơ bản các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở châu Âu sẽ tắt sóng trong khoảng trước năm 2024; chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp đặt kế hoạch tắt sóng 2G vào năm 2033.
Là một chuyên gia viễn thông giàu kinh nghiệm và hiện làm Giám đốc TrueIDC Vietnam, ông Nguyễn Đình Hùng phân tích, có nhiều lý do để một số nước châu Âu ‘níu kéo’, duy trì mạng 2G, trong đó có lý do ở những nước này, các số khẩn chạy trên nền tảng 2G, hay nhiều siêu thị và nhà hàng của họ dùng 2G để đo đếm điện, nước tự động từ xa...
“Ở Việt Nam không có các dịch vụ này. Việt Nam nên tắt 2G càng sớm càng tốt. Chính phủ nên quyết liệt để đóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần cho các công nghệ mới. Đây là băng tần vàng, nước ngoài coi đây là nguồn tài nguyên rất quý giá”, ông Nguyễn Đình Hùng nêu quan điểm.
Nhiều lợi ích từ việc tắt sóng 2G
Đánh giá cao sự đồng hành của các doanh nghiệp viễn thông trong việc thực hiện chủ trương tắt sóng 2G, ông Đoàn Quang Hoan điểm ra 2 mục tiêu cũng là những lợi ích cơ bản của việc tắt sóng 2G. Trước hết là, người dân, xã hội sẽ bỏ không sử dụng dịch vụ chất lượng thấp, tốc độ thấp và tiến đến sử dụng các dịch vụ chất lượng và tốc độ cao. Từ đó, giúp sớm đưa cả xã hội lên môi trường số.
Với doanh nghiệp, họ sẽ được loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác, và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh. Trên mạng lưới hiện nay, công nghệ 2G gây tốn điện, vì thế, loại bỏ 2G không chỉ lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho xã hội, hướng tới phát triển xanh.
Còn với Nhà nước, lợi ích quan trọng là giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ để chuyển sang dùng cho các công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn.
Đại diện Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cũng nhận định rằng, Bộ TT&TT đã có những chính sách tốt để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, tiêu biểu như vấn đề tiêu chuẩn hóa, không cho phép nhập khẩu thiết bị 2G Only. Nhờ vậy, sẽ tạo điều kiện để việc tắt sóng 2G ảnh hưởng rất ít đến người sử dụng.
Chia sẻ góc nhìn của tập đoàn viễn thông toàn cầu, ông Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, lợi ích thiết thực nhất của việc tắt công nghệ cũ với nhà mạng là tiết kiệm chi phí vận hành. Thiết bị cũ thường tốn điện, chi phí sửa chữa, vật tư... Một phần quan trọng nữa là 2G và 3G đang sử dụng băng tần “vàng”.
Hầu hết 2G dùng băng tần 900 MHz. So với băng tần 1800 MHz của 4G, băng tần 900 MHz có lợi thế vùng phủ rộng hơn nhiều. Ví dụ, cùng một khu vực, nếu dùng băng tần 1800 MHz cần khoảng 1.000 trạm, nhưng nếu dùng băng tần 900 MHz sẽ giảm được một nửa số trạm.
Việc sử dụng băng tần thấp sẽ tiết kiệm được chi phí, cùng một chất lượng mạng lưới nhưng chi phí cung cấp thấp hơn. “Đây là hiệu quả rõ rệt, tác nhân chính để tắt công nghệ cũ, chuyển dịch sang công nghệ mới như 4G, 5G”, đại diện Huawei lưu ý.