(Nguồn: ft.com) |
Ngày 5/4,ắngđốithủOracletrongvụkiệnbảnquyềnvềkèo banh Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết xử thắng cho Google trước đối thủ Oracle trong vụ kiện bản quyền về việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java cho thiết bị di động chạy trên hệ điều hành Android.
Theo phán quyết của tòa án, việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java cho điện thoại di động Android của Google là "công bằng," qua đó hãng công nghệ này không phải chi trả hàng tỷ USD cho Oracle.
Đây là một vụ kiện thu hút rất nhiều sự chú ý khi nó được xem là cuộc thử nghiệm quan trọng về vấn đề bản quyền trong kỷ nguyên số hiện nay.
Đầu năm 2010, Oracle hoàn tất thương vụ mua lại Sun Microsystems, tập đoàn đã sáng tạo ra ngôn ngữ lập trình Java cũng như các công nghệ đi kèm.
Đến tháng 8 năm đó, Oracle khởi kiện Google với cáo buộc rằng hành vi sử dụng ngôn ngữ lập trình Java của Google trên Android đã vi phạm bản quyền và bằng sáng chế của Oracle. Tập đoàn này đề nghị mức bồi thường thiệt hại 9 tỷ USD.
Hai phiên xét xử sau đó đều tuyên phần thắng cho Google với phán quyết rằng giao diện lập trình ứng dụng API Java không phải là các sản phẩm được đăng ký bảo hộ bản quyền.
Tuy nhiên, một tòa án phúc thẩm năm 2018 đã hủy bỏ phán quyết này với lập luận rằng phần mềm đã được bảo hộ bản quyền, buộc Google kháng cáo lên Tòa án Tối cao Mỹ.
Phó Chủ tịch Google Kent Walker đã gọi phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ là chiến thắng dành cho khách hàng, cho khả năng tương tác và khoa học máy tính, đồng thời cho rằng phán quyết này góp phần đảm bảo về mặt pháp lý, khuyến khích các nhà phát triển tiếp tục cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ phục vụ lợi ích của người tiêu dùng.
Đáp lại, phía Oracle tuyên bố phán quyết của tòa án đã hợp pháp hóa hành vi trộm cắp của Google, mà nhờ đó hãng này đạt tăng trưởng./.
(Theo Vietnam+)
Google cho biết đã chặn hoặc xóa 3,1 tỷ quảng cáo vi phạm chính sách trong năm 2020, trong đó có nhiều quảng cáo về thuốc và dịch vụ y tế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)