Làng Đàn Viên (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) là ngôi làng có truyền thống lâu đời làm đồ chơi Trung thu, đặc biệt là những chiếc đèn kéo quân. |
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền (84 tuổi) với hơn 70 năm "tuổi nghề" làm những chiếc đèn kéo quân vẫn miệt mài ngày đêm ngồi vót nan tre để thổi hồn cho món đồ chơi dân gian truyền thống. |
Ở tuổi 84 nhưng nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền vẫn còn nhanh nhẹn, minh mẫn, bàn tay thoăn thoắt. Ông Quyền vừa làm vừa kể: "Hồi nhỏ, cứ đến dịp Tết Trung thu, các cụ trong nhà lại làm đèn cho con cháu chơi, lũ trẻ cùng nhau đi kiếm tre và vài tờ giấy để học làm đèn kéo quân, vậy là biết làm và thành nghề". |
Đến nay, khi đồ chơi nước ngoài tràn ngập, đèn kéo quân nói riêng, đồ chơi truyền thống nói chung mai một dần, nhưng vẫn có chỗ đứng nhất định với những người yêu thích đồ chơi truyền thống. |
Để làm được ra những chiếc đèn kéo quân, tất cả công đoạn đều yêu cầu sự khéo léo, tỉ mỉ, nhẫn nại đòi hỏi người nghệ nhân phải có tình yêu nghề thực sự, ông Quyền chia sẻ. |
Đầu tiên là phải chọn những cây tre già, vót cẩn thận, sau đó dựng khung, làm tán, bên trong chính giữa chiếc đèn có chiếc trục thẳng đứng, trên trục là chiếc chong chóng bằng giấy, một vòng tròn ở giữa đèn, trên vòng tròn dán hình các con vật bằng giấy, bên dưới có chỗ để cắm nến. Bên ngoài chiếc đèn dán thêm những họa tiết trang trí nhỏ để chiếc đèn thêm sinh động, bắt mắt hơn. Khi đốt nến (hoặc đèn) bên trong, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong khiến không khí giãn nở và tăng thể tích, đồng thời khối lượng riêng của khí giảm. Khí nóng nhẹ bay lên đẩy chóng chóng bên trên quay và các con vật dán trên vòng tròn cũng quay theo. |
Nghệ nhân dành hơn 70 năm 'thổi hồn' cho rằm Trung thu thêm sáng
(Theo Tiền Phong)
(责任编辑:La liga)