-Hà Nội sẽ nghiên cứu,àNộinghiêncứuđưachungcưvềlàkèo nhà kai xem xét phương án xây dựng nhà ở chung cư tại các khu vực phù hợp (các khu vực nông thôn nhưng nằm trong quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) để phục vụ tái định cư chung cho khu vực.
Gần 2.700 dự án sẽ giải phóng mặt bằng
Đánh giá về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội cho rằng, đây là vấn đề nóng và phức tạp tại Hà Nội. Nhiều dự án đã chậm tiến độ trong nhiều năm có lý do từ việc giải phóng mặt bằng và Hà Nội đã phải rất cố gắng trong lĩnh vực này.
Hà Nội: Nghiên cứu xây dựng chung cư trong khu vực nông thôn |
Từ năm 2010 đến tháng 6/2016, trên địa bàn Thành phố có tới 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất, trong đó Thành phố đã hoàn thành GPMB 1.711 dự án, với tổng diện tích đất hơn 8.462ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở.
“Những kết quả đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô trong những năm qua” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá.
Tuy nhiên, theo Bí thư, công tác GPMB vẫn là công việc có rất nhiều khó khăn, phức tạp và còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Tiến độ GPMB của phần lớn các dự án, kể cả một số dự án trọng điểm còn chậm; việc giải quyết yêu cầu tái định cư chưa đồng bộ, có mặt còn bất cập; tình trạng khiếu nại liên quan đến GPMB vẫn diễn biến phức tạp; việc công khai, minh bạch trong cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động có lúc, có dự án chưa được thực hiện sâu rộng; còn thiếu các giải pháp đột phá về trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện nhiệm vụ GPMB.
Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành GPMB khoảng 2.700 dự án (trong đó có 52 dự án, công trình trọng điểm) với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân.
Đồng thời với việc giải phóng mặt bằng thì điều hết sức quan trọng là hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Nghiên cứu xây dựng chung cư trong khu vực nông thôn
Để giải quyết bài toán đó, Hà Nội đã xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích người phải di chuyển chỗ ở thực hiện tái định cư tự nguyện, được tự lựa chọn hình thức tái định cư bằng việc nhận nhà hoặc nhận tiền, phù hợp với nhu cầu, khả năng của các hộ dân; Giảm dần các vụ việc khiếu kiện, không để phát sinh “điểm nóng” và tình trạng khiếu kiện đông người do nguyên nhân thu hồi đất, GPMB.
Liên quan đến vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải vừa ký ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TU nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
Theo đó, Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác GPMB, đưa việc lãnh đạo công tác GPMB vào chương trình công tác hàng năm của cấp ủy và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cao.
Người đứng đầu cấp ủy, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về kết quả công tác GPMB của địa phương, đơn vị mình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt sâu sắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GPMB, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân đối với công tác này.
Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác GPMB, chú trọng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách, quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GPMB của Thành phố.
Thành ủy Hà Nội cũng định hướng việc xây dựng cơ chế, chính sách, sử dụng vốn Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hợp pháp để GPMB thực hiện dự án và GPMB theo quy hoạch, tạo quỹ đất “sạch” chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án FDI để kêu gọi đầu tư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn lực tài chính cho Thành phố.
Khi đấu giá quyền sử dụng đất, có cơ chế tài chính linh hoạt để sử dụng một phần tiền sử dụng đất thu được tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất đấu giá. Các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, dự án công trình theo tuyến, xem xét tách thành tiểu dự án GPMB và phê duyệt để GPMB trước khi tổ chức thực hiện thi công.
Thành phố cũng cho cơ chế khuyến khích các hộ gia đình đủ điều kiện tái định cư được nhận hỗ trợ bằng tiền để tự lo tái định cư theo phương thức tự nguyện. Định hướng, có chính sách khuyến khích và đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng nhà tái định cư theo tiêu chuẩn nhà ở để phục vụ nhu cầu tái định cư. Có phương án sử dụng hiệu quả quỹ đất 20% tại các dự án để xây dựng nhà tái định cư hoặc tạo vốn xây dựng nhà tái định cư; đầu tư các dự án khu đô thị có quy mô phù hợp theo các tiêu chuẩn nhà ở thương mại, có đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ tái định cư và do các nhà đầu tư quản lý, vận hành. Đa dạng hình thức tái định cư, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp.
Đối với khu vực nông thôn ngoài vùng quy hoạch phát triển đô thị, giao UBND các huyện quyết định đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để giao đất cho các hộ dân. Nghiên cứu, xem xét phương án xây dựng nhà ở chung cư tại các khu vực phù hợp (các khu vực nông thôn nhưng nằm trong quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) để phục vụ tái định cư chung cho khu vực.
80.000 hộ dân sẽ bị giải phóng mặt bằng Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành GPMB khoảng 2.700 dự án (trong đó có 52 dự án, công trình trọng điểm) với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân. |
Hồng Khanh