- Tại hội thảo về thực trạng quản lý đô thị và nhu cầu nguồn nhân lực diễn ra ngày 22/12,íđiểmđàotạothạcsĩquảnlýpháttriểnđôthịkết quả hy lạp khoa Các khoa học liên ngành (ĐHQG Hà Nội) đã giới thiệu chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý phát triển đô thị.
Toạ đàm về nhu cầu nguồn nhân lực |
Chương trình có định hướng ứng dụng, nhằm mục tiêu đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực liên quan đến vấn đề quản lý phát triển đô thị.
Khung chương trình gồm 69 tín chỉ, tương ứng với 7 môđun kiến thức: Đô thị và bối cảnh phát triển, Dân cư và xã hội đô thị, Kinh tế và tài chính cho phát triển đô thị, Môi trường đô thị bền vững, Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị, Công cụ tích hợp trong quản lý phát triển đô thị và Đồ án/Dự án liên ngành.
Chương trình tuyển sinh 2 đợt trong 1 năm với đối tượng đa dạng và không có bước học thi chuyển đổi. Tuyển sinh bằng thi tuyển theo phương thức đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, bao gồm môn thi cơ bản là Đánh giá năng lực, môn thi cơ sở là Lịch sử phát triển đô thị và môn tiếng Anh.
Sau 15 tháng nghiên cứu xây dựng giải pháp đào tạo nhân sự chất lượng cao về quản lý phát triển đô thị tại ĐHQG Hà Nội, hội thảo về thực trạng quản lý đô thị và nhu cầu nguồn nhân lực liên ngành đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/12.
Phát biểu tại hội thảo, nhiều diễn giả đã nêu bật nhu cầu còn thiếu cũng như hướng tiếp cận mới để cung cấp nguồn nhân lực liên ngành cho xã hội trong bối cảnh sau hiện đại.
Theo ông Hoàng Hữu Phê, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex R&D, các xu thế phát triển mới tại đô thị Việt Nam đang đặt ra các thách thức trong việc đào tạo nhân lực quản lý thích hợp. Thách thức này tập trung vào 2 lĩnh vực chính là kiến thức cơ bản về đô thị và các kỹ năng quản lý đô thị.
Ông Nguyễn Tố Lăng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho biết, hiện nay nước ta có 802 đô thị và mức độ đô thị hoá là 36,6%. Để có được các đô thị phát triển mạnh mẽ và bền vững, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất. Bên cạnh chương trình đào tạo Quản lý đô thị nói chung theo hình thức đơn ngành đang được đào tạo với quy mô lớn ở nhiều trường đại học chuyên ngành, nhu cầu về đào tạo thạc sỹ liên ngành ngày càng cao.
TS Nguyễn Hồng Thục. Ảnh: Vũ Tùng |
TS Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Định cư phân tích: Chỉ ở Việt Nam mới có nghịch lý phát triển: đô thị hoá xảy ra nhiều thập kỷ trước khi công nghiệp hoá (trong khi các nước phát triển đã khẳng định quy luật đô thị hoá là hệ quả, con đẻ của công nghiệp hoá), càng làm cho vấn đề đô thị hoá buộc phải trở thành “phao cứu sinh” của nền kinh tế. Nghịch lý này làm cho đô thị luôn đối đầu với vấn nạn kẹt xe, tắc đường, ô nhiễm, thiếu nước sạch, thực phẩm bẩn, mất an ninh và trật tự công cộng...Bài toán đô thị hoá ở Việt Nam càng thêm khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực thực sự giỏi, thông minh hơn để bứt phá.
Tại các trường đại học lớn trên thế giới, đô thị học là một khoa học mang tính liên ngành, do xuất phát từ đặc điều của đô thị là đa chiều, đa dạng, đa mục tiêu.
Tại Việt Nam, nguồn nhân lực liên quan tới quản lý và quy hoạch đô thị hầu như đều có cách tiếp cận vấn đề theo tư duy đơn ngành, cục bộ, khó phối kết hợp trong định hướng phát triẻn, tổ chức không gian hoạt động, xây dựng và quản lý đô thị, thiếu tính tổng thể bao quát, làm hạn chế sức sáng tạo và liên kết ngày càng đòi hỏi cao hơn trong thực tiễn.
Hạ Anh