TheườingoạiđạomuốntrởthànhgiáoviênTHCSvàTHPTcầnhọcthêmgìngười chơi ngoại hạng anho dự thảo thông tư, chương trình sẽ là căn cứ để các cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo xây dựng kế hoạch chi tiết, biên soạn tài liệu, tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng, cấp chứng chỉ một cách thống nhất, đảm bảo chất lượng theo quy định.
Đối tượng là những người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT. Hoặc những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo dự thảo, chương trình gồm khối học phần chung và khối học phần nhánh (dành cho từng đối tượng người có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS hoặc người có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT).
Về thời lượng chương trình, khối học phần chung có 17 tín chỉ; khối học phần nhánh có 17 tín chỉ/nhánh.
Trường hợp người học tham gia học cả 2 học phần nhánh thì chỉ cần học 1 lần khối học phần chung.
Cụ thể, khối học phần chung có tổng thời lượng là 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 2 tín chỉ tự chọn.
Khối học phần nhánh THCS và Khối học phần nhánh THPT có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng.
Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT là 17 tín chỉ, gồm 9 tín chỉ lựa chọn theo môn học, 6 tín chỉ thực hành, thực tập bắt buộc ở trưởng phổ thông và 2 tín chỉ tự chọn.
Người học có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với môn học nào ở trường THCS/THPT (ví dụ: Giáo dục thể chất, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, vv…) thì cần đăng kí học nhóm học phần lựa chọn tương ứng để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến (giảng viên cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn người học tự học, chuẩn bị cho các hoạt động bồi dưỡng trực tiếp).
Về người học, các đối tượng có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc đang là giáo viên được miễn các học phần tương ứng đã được học trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được cấp bằng và chứng chỉ. Các đối tượng khác phải học tập toàn bộ chương trình bồi dưỡng;
Về hoạt động dạy học, yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực hành kĩ năng giáo dục ở trường THCS/THPT trong 5 tuần liên tục. Giáo sinh đến trường THCS/THPT 4 buổi/tuần gồm buổi chào cờ đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm và 2 buổi khác trong tuần. Trường THCS/THPT phân công giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và giám sát các nhóm giáo sinh thực hành các kĩ năng giáo dục. Giảng viên sư phạm phối hợp với Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ giáo sinh trong quá trình thực hành. Mỗi giáo sinh dự và ghi chép các buổi chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần, trong đó, có 1 buổi sinh hoạt lớp do giáo sinh lập kế hoạch và tổ chức.
Ngoài ra, giáo sinh tham gia các hoạt động khác diễn ra ở trường THCS/THPT trong thời gian thực hành kĩ năng giáo dục theo yêu cầu của trường THCS/THPT và phù hợp với thời khoá biểu các học phần khác tại trường sư phạm.
Yêu cầu đối với việc tổ chức cho người học (giáo sinh) thực tập sư phạm ở trường THCS/THPT, mỗi đợt là 5 tuần liên tục: Giáo sinh đến trường THCS/THPT 5 ngày/tuần, nếu tổ chức 2 đợt thực tập trong cùng học kì thì bố trí 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt. Giáo sinh thực hiện nghiêm quy định về thời gian làm việc như giáo viên của trường thực tập; đảm bảo chuẩn mực đạo đức, phong cách nhà giáo. Trong thời gian thực tập, không được đăng kí học các học phần khác trong Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Thời gian thực hiện Chương trình tối thiểu 1 năm để đảm bảo thời lượng và chất lượng bồi dưỡng; tối đa không quá 2 năm.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về đánh giá, điều kiện kiểm tra hết học phần là người học phải thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Kết quả học tập học phần của người học được đánh giá thông qua kiểm tra viết, vấn đáp hoặc thực hành, đánh giá theo điểm số và theo thang điểm 10. Sau mỗi học phần, người học phải thực hiện một bài kiểm tra.
Đánh giá kết quả học phần: Đạt (khi điểm kiểm tra theo thang điểm 10 đạt từ 5 trở lên) hoặc không Đạt.
Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 5 điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ cần ghi rõ, đầy đủ tên các môn học, điểm số mà người học đã hoàn thành.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học khi hoàn thành khóa học theo quy định. Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng GD-ĐT quy định.
Hải Nguyên
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học.
相关文章:
相关推荐:
1.3823s , 6619.078125 kb
Copyright © 2025 Powered by Người 'ngoại đạo' muốn trở thành giáo viên THCS và THPT, cần học thêm gì?_người chơi ngoại hạng anh,Fabet