Đầu tháng 8,àixếbănkhoăntrướcđềxuấtdánthẻETCbắtbuộckhiđăngkiểkèo bóng đá hôm nay trực tiếp Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản gửi Cục Đăng kiểm về việc tăng cường dán thẻ định danh để tham gia dịch vụ thu phí không dừng (ETC).
Bộ này đề nghị Cục Đăng kiểm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để quy định việc dán thẻ định danh ETC là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Trước đề xuất này, tài xế và các chủ xe có nhiều băn khoăn, trăn trở.
Trên các diễn đàn, nhóm mạng xã hội của các tài xế, phần đông ý kiến cho rằng việc dán thẻ thu phí không dừng về bản chất là một giao kèo đã được thực hiện, qua đó người dùng đồng ý sử dụng dịch vụ thu phí không dừng do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Trong khi đó, đăng kiểm là hoạt động kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành của phương tiện cơ giới đường bộ, an toàn của người và hàng hóa trên phương tiện đó.
Bộ GTVT muốn việc dán thẻ ETC là thủ tục bắt buộc trong quá trình đăng kiểm xe ô tô. Ảnh: Đình Vũ. |
Về cơ bản, nhiều tài cho rằng thẻ ETC trên ôtô thực chất không liên quan đến an toàn kỹ thuật khi di chuyển trên đường. Đồng thời, các ý kiến cho rằng sử dụng đường cao tốc hay các công trình BOT giao thông cũng thuộc về nhu cầu cá nhân, không phải là hạng mục bắt buộc như phí bảo trì đường bộ.
“Một bên là tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ, bên còn lại là dịch vụ, tức người dùng có quyền chọn lựa. Tôi không hiểu sao lại gộp chung vào làm một”, chị Mai Thanh - một tài xế tại Hà Nội - băn khoăn.
Nhiều người cho rằng ôtô của gia đình nằm ở khu vực ngoại thành, di chuyển không nhiều và không có nhu cầu đi cao tốc hay sử dụng các dịch vụ BOT.
“Chú tôi có chiếc Camry mua từ năm 2010, đến nay mới đi được khoảng 6.000 km. Mỗi lần sử dụng chỉ lái trong phạm vi 10 km và chưa bao giờ đi cao tốc. Không lẽ lần sau đi đăng kiểm, chú tôi cũng phải mất 120.000 đồng dán thẻ ETC”, anh Ngọc Bắc (Hà Nội) chia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến đồng tình với đề xuất nói trên của Bộ GTVT.
Anh Hải Đăng (TP.HCM) cho biết cốt lõi vấn đề nằm ở mục tiêu đồng bộ hạ tầng cũng như phương tiện.
“Khi triển khai thu phí không dừng, mục đích sau cùng là di chuyển nhanh qua trạm, chiết giảm thời gian cho những thao tác trao đổi thẻ - tiền. Nếu chỉ vì một vài ôtô chưa đồng bộ mà làm chậm dòng xe thì chức năng này không còn hiệu quả”, anh Hải Đăng nhận định.
Nhiều tài xế cho rằng việc bắt buộc dán thẻ khi đăng kiểm là cần thiết để dòng xe qua trạm được thông suốt. Ảnh: Việt Linh. |
Đồng tình với quan điểm trên, anh Hồng Phước (Đồng Nai) cho rằng việc dán thẻ ETC sẽ hỗ trợ nhiều trong những trường hợp đột xuất và khó lường trước.
“Cứ cho rằng chủ xe không thường di chuyển trên cao tốc hay qua những trạm BOT nên có lý do để từ chối dán thẻ ETC. Nhưng nếu đột xuất có việc cần di chuyển, những chiếc thẻ ETC được dán trên xe kết nối với tài khoản còn tiền sẽ giúp việc đi qua trạm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn”, anh Phước chia sẻ.
Từ góc nhìn của những người phản đối, họ cho rằng mức chi phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ETC hiện tại là khá cao.
“Giả sử tôi hoàn toàn không có nhu cầu dùng dịch vụ thu phí không dừng nhưng vẫn bị buộc phải dán thẻ ETC mới cho đăng kiểm, nghĩa là đã mất 120.000 đồng cho lần dán đầu tiên. Chưa kể keo dán có thể bị bong ra, rồi lại phải mất thêm khoản phí đó một lần nữa”, anh Minh Đức (TP.HCM) băn khoăn.
Theo tìm hiểu của Zing, mức giá 120.000 đồng/lần dán thẻ đã đưa Việt Nam vào những nước có giá thẻ ETC sử dụng công nghệ RFID đắt nhất thế giới.
“Chưa kể, tôi còn phải mất thời gian để đưa xe đến nơi dán thẻ vì công ty đã không còn hỗ trợ dán thẻ tận nhà”, anh Minh Đức chia sẻ.
Cả nước hiện còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Về đề xuất dán thẻ định danh ETC là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cục Đăng kiểm được yêu cầu có báo cáo tới Bộ GTVT trước ngày 30/8.
Cả hai đơn vị là VETC và VDTC đều đã đưa ra thông báo ngưng dán thẻ miễn phí cho khách hàng. VETC ra thông báo vào ngày 6/8, còn VDTC đã thu phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ePass từ ngày 25/7.
Từ ngày 1/8, 10 cao tốc trên cả nước bắt đầu thu phí tự động không dừng toàn tuyến và bỏ làn thu phí hỗn hợp. Trong khi đó, các trạm BOT trên quốc lộ sẽ rút gọn số lượng làn thu phí hỗn hợp về một làn duy nhất.
Chủ xe ôtô sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng nếu đi vào làn không dừng mà không sử dụng dịch vụ ETC.
Hiện cả hai doanh nghiệp là VDTC và VETC thống kê đã dán thẻ ETC cho tổng cộng hơn 3,6 triệu phương tiện. Theo ước tính, cả nước còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Các doanh nghiệp ước tính sẽ hoàn thành việc dán thẻ trong tháng 12.
(责任编辑:World Cup)