Biểu tình phản đối kéo theo bạo loạn và cướp bóc là một thách thức nghiêm trọng đối với Tổng thống Donald Trump và đối thủ tranh cử của ông,ểutìnhtạiMỹkhiếnôngDonaldTrumpmấtcơhộitáicửđá banh trực tiếp cựu Phó tổng thống Joe Biden, vì mỗi người đều đang sẵn sàng vươn tới chiến thắng vào ngày bỏ phiếu 3/11 tới.
Trong bối cảnh nước Mỹ đang chịu dịch Covid-19 hoành hành, bầu không khí căng thẳng liên quan cái chết của George Floyd tiềm tàng khiến cho các hoạt động tranh cử của hai người trở nên gay cấn. Phe chỉ trích ông Trump sẽ công kích cách thức ông xử lý cả hai vấn đề này và đặt câu hỏi liệu ông có thể dẫn dắt nước Mỹ vượt qua thời khắc khủng hoảng một cách thành công hay không? Tuy vậy, ông Donald Trump được đánh giá là không dễ bị tổn thương khi bước vào cuộc bầu cử, theo báo The Conversation. Tổng thống thời khủng hoảng? Là Tổng thống Mỹ đương nhiệm, ông chắc chắn phải đối mặt với những thách thức tức thì. Các đời Tổng thống Mỹ từng chứng kiến cái chết của nhiều người dân nước này vì một nguyên nhân đơn lẻ. Và dù là vấn đề gì thì một lãnh đạo Nhà Trắng đều bị đánh giá theo năng lực phản ứng trước "kẻ thù". Với số người tử vong vì đại dịch Covid-19 đã vượt quá 100.000, cơ may của ông Trump sẽ gắn với con số đáng sợ này. Tồi tệ hơn, các cuộc biểu tình bắt nguồn từ Minneapolis cũng đang phơi bày một kết cấu xã hội vốn đã bấp bênh nay lại càng gặp nhiều sóng gió vì các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Người Mỹ không tập trung với nhau để chống dịch. Thay vào đó, họ để cho một thảm họa y tế công làm trầm trọng thêm sự chia rẽ về sắc tộc, kinh tế, tầng lớp và ý thức hệ. Tổng thống Trump, tất nhiên, thường tìm mọi cách để có lợi cho mình. Nhưng quy mô và tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kép mà ông đang đối mặt hiện nay khiến cho mọi chuyện trở nên khó khăn hơn. Nhìn nhận theo cách nào thì ông cũng vẫn là một tổng thống đang ở trong khủng hoảng. Vốn là một người vận động tranh cử năng nổ, ông Trump sẽ cố gắng tìm ra các cách để biến khó khăn thành lợi thế cho bản thân, và làm cho mọi thứ trở nên xấu hơn với đối thủ. Trước hết, ông không hề tạo ra đại dịch Covid-19. Và ông sẽ tiếp tục quy cho Trung Quốc, một đối thủ địa chiến lược, làm điều này. Và ông cũng không phải tổng thống đầu tiên chứng kiến sự hỗn loạn bùng nổ ở nhiều thành phố. Trước Minneapolis, Detroit (1967), Los Angeles (1992) và Ferguson, Missouri (2014) đều từng là "chiến địa" biểu tình và bạo loạn về căng thẳng sắc tộc, một chủ đề mà đến nay vẫn còn nhức nhối. Ông Trump có thể không hàn gắn được những chia rẽ này trong nhiệm kỳ của mình, nhưng cũng như Covid-19, ông không tạo ra chúng. Và điều có lợi cho Tổng thống thứ 45 của Mỹ là Minneapolis là một thành phố đa phần Dân chủ nằm ở một bang ủng hộ đảng này. Giờ đây, ông Trump có thể vận động tranh cử bằng cách xoáy vào thất bại của các lãnh đạo địa phương trong việc đáp ứng những đòi hỏi của các cử tri da màu. Ông cũng có thể tuyên bố nhiều thập niên các chính sách Dân chủ ở Minnesota - gồm 8 năm của chính quyền Barack Obama - đã khiến Minneapolis trở thành một trong những thành phố bất bình đẳng nhất về sắc tộc ở Mỹ. Năm 2016, Tổng thống Donald Trump từng đặt ra câu hỏi nổi tiếng với người Mỹ gốc Phi rằng các lãnh đạo Dân chủ đã làm được gì để cải thiện đời sống của họ. Và ông sẽ nhắc lại vấn đề trong những tháng tới đây. Điều này chắc chắn càng củng cố sự ủng hộ của các cử tri Cộng hòa dành cho ông Trump, mà vốn chưa từng dao động dù ông hành xử thế nào. Tổng thống Trump nhận được tỷ lệ ủng hộ ổn định ở mức khoảng 80% từ các cử tri Cộng hòa xuyên suốt cuộc khủng hoảng Covid-19. Mức tín nhiệm dành cho ông ở tất cả các cử tri khi đại dịch xấu đi cũng luôn ổn định, dao động 40-50%. Nếu thăm dò này cho kết quả đúng với thực tế thì rõ ràng đến nay ông Trump đã tránh được các thảm họa có thể tước đi cơ hội tái cử của ông. Thách thức lớn cho Joe Biden Cựu phó tổng thống Biden có thể tạo ra một ví dụ tốt cho người Mỹ tại thời điểm này thấy rằng ông là một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn. Nhưng vấn đề là đảng Dân chủ vẫn thể hiện bất hòa, trong khi ông Biden vẫn chưa chứng tỏ được năng lực hàn gắn được điều đó.
Sắc tộc từ lâu là nguồn cơn gây chia rẽ trong nội bộ đảng của Biden. Chẳng hạn, những người Dân chủ miền Nam là tác nhân chủ chốt của chế độ nô lệ thời thế kỷ 19 và sự phân biệt còn kéo sang thế kỷ 20. Vào những năm 1960, phe Dân chủ tìm cách biến mình thành ngôi nhà tự nhiên của các cử tri Mỹ gốc Phi khi đảng Cộng hòa lấy lòng những người miền Nam da trắng. Đảng Dân chủ đã thành công lớn ở mặt trận này - và thường xuyên nhận được khoảng 85-90% lá phiếu của người da đen trong các cuộc bầu cử tổng thống. Thách thức với ông Biden hiện nay là làm thế nào giành lại được lòng trung thành của người Mỹ gốc Phi dành cho đảng của ông, mà vẫn né tránh được trách nhiệm đối với những thất bại kinh tế - xã hội ở những thành phố như Minneapolis. Ông là người da trắng miền bắc (đến từ Delaware). Từ năm 1964 cho tới năm 2008, chỉ có 3 ứng viên Dân chủ trúng cử Tổng thống và tất cả họ đều là người miền nam. Để bù đắp, ông Biden phải dựa vào chính trị sắc tộc để tách mình khỏi đối thủ vòng loại - Bernie Sanders - và khỏi những người Cộng hòa. Và điều này khiến ông gây nhiều tranh cãi. Chỉ mới cách đây một tuần, ông đã khiến nhiều cử tri giận dữ khi gợi ý rằng những người ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử "không phải da đen". The Conversation chỉ ra rằng, các cơ hội mà cơn đại dịch Covid-19 và làn sóng bạo loạn ở Minneapolis có thể tiếp sức cho chiến dịch tranh cử của ông Biden hiện vẫn còn là điều khó nắm bắt. Nước Mỹ đang tiến vào những tháng cuối cùng của chiến dịch tranh cử 2020 trong trạng thái thất vọng và suy sụp. Nhưng cường quốc này từng đối mặt nhiều thách thức lớn trước kia - và chắc chắn sẽ trở lại mạnh mẽ hơn. Thanh Hảo |