Đừng “bán khoán” chồng con cho bà hàng phở ngoài phố_đội tuyển bóng đá quốc gia latvia

[World Cup] 时间:2025-01-11 03:39:18 来源:Fabet 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:58次

Vợ chồng con trai cũng có lúc cãi vã vì bữa ăn. Bà nhẫn nại: “Các con đang sống vội,Đừngbánkhoánchồngconchobàhàngphởngoàiphốđội tuyển bóng đá quốc gia latvia dùcó bận rộn đến mấy thì bữa ăn thường ngày vẫn rất quan trọng, đừng “bánkhoán” chồng con cho bà hàng cơm hàng phở ngoài phố. Ngoài kiếm tiền ra thì giữ chồng, giữ êm ấm gia đình là việc quan trọng hàng đầu mà phụ nữ các con phải nhớ”.

Tôi cưới bà xã năm 1980, đến nay đã 34 năm rồi. Ngần ấy thời gian chưa bao giờ tôi phải nghe bà cằn nhằn, mặc dù tôi vốn tính vô tâm, suốt ngày chỉ biết có công việc…

Gần 60 tuổi rồi, tôi bắt đầu gọi vợ là “bà”. Tôi không nhớ sinh nhật của bà, không nhớ ngày cưới của mình, cũng chưa từng tặng bà một bông hoa hay một món quà. Tôi cũng chẳng biết nói những lời ngọt ngào dễ nghe với bà. Nhưng tôi luôn hạnh phúc mỗi ngày được sống cùng bà…

Trong mắt 6 đứa cháu (5 trai, 1 gái) thì bà là người nghiêm khắc. Với 6 đứa con (cả trai, gái, dâu, rể) thì bà khó tính nhưng mỗi khi chỉ dạy con cái vẫn rất nhẹ nhàng. Còn đối với tôi, bà tinh tế, dịu dàng. Cái dịu dàng ấy mấy chục năm vẫn còn nguyên vẹn.

Vợ chồng con gái khục khặc. Bà nói với con rể: “Con gái mẹ hơi đỏng đảnh cũng tại mẹ chưa biết chỉ dạy đến nơi đến chốn, để giờ con phải kêu ca. Nhưng mẹ biết con gái mẹ rất yêu con. Vợ chồng chín bỏ làm mười cho êm cửa ấm nhà, con ạ”. Nói rồi bà quay sang con gái: “Bố cu Mạnh chiều chuộng con nhường đó, là mẹ vợ mà mẹ còn chẳng chê được điểm gì, đằng này con còn cứ hạnh họe đủ điều là sao con?”…

Con rể nghe vậy cũng mát mày mát mặt. Mỗi khi có chuyện gì căng thẳng giữa hai vợ chồng là con rể lại tìm đến “đồng minh” là mẹ vợ. Tuy mềm dẻo trước mặt con rể, nhưng với con gái, bà cứng rắn lắm: “Con đã làm vợ, làm mẹ của hai đứa con, đừng đỏng đảnh quá rồi trao chồng vào tay kẻ khác, khi đó biết kêu ai? Nước xa không cứu được lửa gần đâu con ạ. Nó là người tốt, chịu khó làm ăn, trên đời những người đàn ông như chồng con chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi”.

Mỗi khi con gái về “méc mẹ”, bà lại hiền hậu: “Ngoài bố thằng cu Mạnh ra chẳng ai chịu nổi tính con đâu. Con là phụ nữ, lúc nào cũng gây sự, bố nó đi làm cả ngày về nhà mệt mỏi muốn được nghỉ ngơi, muốn được nghe vợ nói lời dịu dàng. Sao cái dịu dàng con không chắt chiu để dành cho chồng?”. Cứ như “mưa dầm thấm lâu”, dần dần con gái đã bớt cứng tính, biết ngọt ngào với chồng hơn. Không còn thấy con rể sang kiếm “đồng minh”, tôi mới thấy bà thật cao tay.

{keywords}

Ảnh minh họa

Vợ chồng con trai cũng có lúc cãi vã vì bữa ăn, con dâu lại “cầu cứu” mẹ chồng. Bà nhẫn nại trò chuyện với con dâu: “Các con đang sống vội, dù có bận rộn đến mấy thì bữa ăn thường ngày vẫn rất quan trọng, đừng “bán khoán” chồng con cho bà hàng cơm hàng phở ngoài phố. Ngoài kiếm tiền ra thì giữ chồng, giữ êm ấm gia đình là việc quan trọng hàng đầu mà phụ nữ các con phải nhớ”.

Con dâu than thở: “Nhưng con bận bịu tối ngày, hai vợ chồng cùng đi làm, đâu chỉ riêng anh ấy? Tất cả mọi việc đều đổ hết lên đầu, con chịu sao nổi?”. Bà nắm tay con dâu: “Nếu con vì thế cũng buông xuôi thì chồng con sẽ đi ăn bên ngoài, sẽ tìm người khác nấu cơm cho nó ăn, con có hiểu không?”. Bà nhìn xa xăm rồi nói tiếp: “Mẹ cũng sẽ bảo chồng con phải rút kinh nghiệm và chia sẻ việc nhà với vợ”.

Gần 60 tuổi rồi, tôi và bà, hai thân già nương tựa vào nhau, mỗi ngày vẫn nói chuyện, vẫn chia sẻ, cười đùa. Câu chuyện lặp đi lặp lại chủ yếu là về cuộc sống của các con, các cháu nhưng không bao giờ cũ, không bao giờ nhàm chán. Mấy đứa con vào hùa trêu: “Bố mẹ đã già mà còn tình cảm ghê, nhìn cứ như thanh niên ấy”. Con dâu nói thêm: “Chúng con còn trẻ mà chẳng mấy khi trò chuyện cởi mở, ngọt ngào với nhau nhiều như thế. Chúng con thấy ghen tỵ với bố mẹ đấy ạ”. Tôi cười: “Ai bảo chúng ta đã già nào?”.

Con rể nói chen vào: “Điều gì khiến bố yêu nhất ở mẹ?”. Tôi cười đáp lại: “Mẹ các con không giống những người đàn bà khác”. Bà liếc nhìn tôi âu yếm. Mấy đứa con và cháu túm tụm nhau lại cứ thắc mắc câu nói nửa vời của tôi. Tôi khà khà: “Ông bà cũng phải có bí mật riêng chứ, chúng bay định gài bẫy để điều tra hết hả?”.

Thật sự, trong nhịp sống thành thị ồn ã, xô bồ này, khi mà các con lao vào cuộc mưu sinh thì những ông bà già thường lặng lẽ trong góc nhà. Nhưng may mắn làm sao, bà đã biết “kéo” các con các cháu về nhà vào những dịp cuối tuần, lễ tết. Có người hàng xóm còn đùa: “Nhà ông bà thật có phúc, con cháu quây quần, đông đủ, lúc nào cũng rộn ràng, nên mở một nhà trẻ tại nhà đi thôi”. Nghe vậy, tôi chỉ biết mừng thầm trong bụng. Thực lòng tôi chỉ muốn nói với bà rằng: “Bà là niềm tự hào của tôi”.

Thế hệ chúng tôi thường quan trọng “lời chào” nhưng các con lại đề cao “mâm cỗ”. Vậy nên giữ hòa thuận trong gia đình là điều không dễ dàng. Ai đang có một gia đình, cần lắm mỗi khi đi xa thì nhớ nhung, vương vấn, nhưng mỗi khi về nhà thì cảm nhận được sự ấm áp. Không phải ai khác, chỉ có người phụ nữ mới làm được.

(Theo Hàn Minh Thái/PNTĐ)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接