欢迎来到Fabet

Fabet

Khoa hồi sức cấp cứu, nơi giành giật sự sống mong manh trước cửa tử_trận pohang

时间:2025-01-11 05:12:47 出处:Cúp C1阅读(143)

Được hít thở là một điều may mắn

Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU),ồisứccấpcứunơigiànhgiậtsựsốngmongmanhtrướccửatửtrận pohang BV Chợ Rẫy với khoảng 14 bác sĩ và gần 50 y tá, điều dưỡng miệt mài giành giật với tử thần hàng giờ, hàng phút đối với những bệnh nhân được đưa vào đây.

{keywords}

{keywords}

Như mọi ngày ca trực của bác sĩ Phạm Minh Huy cùng bác sĩ nội trú Thái Minh Cảnh và 8 điều dưỡng chăm sóc cho 28 bệnh nhân nặng. 15 giờ chiều, căn phòng ICU đặc quánh mùi thuốc khử trùng, hơi lạnh phà phà bao phủ căn phòng chừng hơn 100 m2, tiếng máy monitor tít tít, lọc máu hoạt động phát ra như một dàn giao hưởng. Những con người nằm đó, im thin thít nhưng mấy ai hiểu rằng số phận họ mong manh trước cửa tử dường nào. Nhìn mớ dây nhợ chằng chịt đang gắn vào người bệnh nhân, có lẽ nhiều người được hít thở lúc này sẽ cảm thấy may mắn bội phần.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

28 bệnh nhân trong căn phòng này là 28 số phận được chuyển về từ mọi miền, nơi đây là niềm hi vọng cuối cùng khi những sinh mệnh “9 phần chết 1 phần sống”, ở đó có 28 câu chuyện hoàn cảnh riêng biệt. Lúc này, dù giàu sang nghèo khó thì cơ hội mỗi người đều như nhau, đều khát khao vượt qua bạo bệnh trở về cuộc sống thường nhật.

{keywords}

{keywords}

Ở phía giường bệnh cạnh cửa ra vào, chị Phạm Thị Thắm (33 tuổi quê An Giang) hôn mê sâu vì chứng viêm cơ tim cấp. Chị được chuyển từ Bình Dương lên, lúc này tình trạng trở nặng, bác sĩ phải dùng máy “hồi sức tim phổi” (hay gọi ECMO) gắn vào người chị mới kịp giữ lại tính mạng. Vào viện, không một đồng, người thân dưới An Giang xa xôi chưa lên kịp, chị làm công nhân rồi đổ bệnh được đưa vào viện. Để gắn ECMO cứu chị chi phí phải lên tới 60-80 triệu đồng, mỗi ngày chi phí phải mất thêm 10 triệu, một con số khiến người thân chị ngã khụyu, nghĩ đến việc từ bỏ hi vọng sống.

{keywords}

{keywords}

 

Bên cạnh chị Thắm, chị Phạm Thị Mỹ Tâm (38 tuổi, Bình Thuận) được chuyển từ Đức Linh, Bình Thuận khi chị chuyển dạ khi thai kỳ tuần 31, thai chết lưu, mẹ nguy kịch phải chuyển gấp vào Chợ Rẫy. Lúc này, thai phụ bị suy đa cơ quan buộc phải lọc máu, thay huyết tương mới hi vọng cứu được.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Hai số phận nằm cạnh nhau, chị Thắm thì chồng mất vì ung thư cách đây 6 tháng đi làm công nhân nuôi 2 con, chị Tâm cũng nghèo ngang người bên cạnh. Hai người không nói với nhau 1 lời nào.

{keywords}

Những công việc không tên

Điều trị, cho thuốc, hồi sức, tắm rửa chăm sóc bệnh nhân là nhiệm vụ thường nhật ở căn phòng này. Người bệnh được chăm sóc từ A-Z, thân nhân chỉ được vào thăm sau 15 giờ chiều mỗi ngày.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Bác sĩ Ngô Việt Anh, người điều trị chính cho bệnh nhân Thắm, tình cờ biết được hoàn cảnh khánh kiệt gia đình chị đã nhờ bệnh viện kêu gọi cộng đồng giúp đỡ chi phí điều trị. “Chị Thắm viêm cơ tim cấp, song khi chạy ECMO cơ hội sống lên đến 60-70%, điều quan trọng bây giờ là chi phí cho lên đến cả 100 triệu cần phải chuẩn bị, nếu qua được 2 tuần chị ấy sẽ trở về với hai con”, bác sĩ Anh trăn trở.

{keywords}

{keywords}

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trang cũng thế, chị là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Tâm. Bằng mọi cách để cứu bệnh nhân, vị bác sĩ cũng làm những việc ngoài chuyên môn, kêu gọi để nhiều tấm lòng chung tay cứu bệnh nhân nghèo. 

{keywords}

{keywords}

Cùng được cứu chữa, cùng được bác sĩ kêu gọi giúp đỡ, song không phải ai cũng nhận được may mắn, sống chết đôi khi âu cũng là định mệnh gọi tên mỗi người. Sau 3 tuần hồi sức tích cực, chị Thắm hồi tỉnh còn chị Tâm thì lá gan không thể nào hồi phục. Bác sĩ đã dùng hết cách từ lọc máu, thuốc liều cao nhưng vô vọng.

Lúc này, công việc khó khăn của 1 bác sĩ là phải thông báo tin xấu đến người nhà bệnh nhân, giải thích an ủi, động viên họ rằng, bởi có những giới hạn đôi khi không thể vượt qua vòng tròn sinh tử.

{keywords}

{keywords}

 

Bác sĩ Phạm Minh Huy với thâm niên hơn 10 năm trong nghề, công việc anh đối mặt chuyện sinh tử bệnh nhân quá nhiều, ranh giới mong manh giữa sống – chết khó lòng mà phân định. “Đôi khi công việc chuyên môn không khó khăn bằng việc phải đối diện với những người thân của bệnh nhân để nói về tình trạng người thân họ. Có những người còn hi vọng sống, song chỉ vì gia đình quá nghèo, điều trị kéo dài khiến họ phải chịu đựng những áp lực buộc họ từ bỏ. Khi đó, tôi thật dằn vặt bản thân. Rồi, đôi khi một bệnh nhân quá nặng, người thân nhất quyết bám víu tay chúng tôi muốn cứu bằng mọi giá, bao nhiêu tiền cũng được, song cũng không thể nào giúp họ”, bác sĩ Huy tâm sự.

{keywords}

{keywords}

 

{keywords}

{keywords}

Những con người làm việc nơi đây, họ như những con thoi quên cả bản thân mình, chăm sóc bệnh nhân tận tình hơn cả cha mẹ người thân. Đôi khi mải mê với công việc, nhiều người còn quên cả chuyện vun vén hạnh phúc cho bản thân. Để rồi có những người quá lứa, lỡ thì và chấp nhận cuộc sống cô đơn. Họ thấy phần nào ấm lòng hơn khi nhìn thấy nụ cười bệnh nhân và lại miệt mài tiếp tục với cuộc chiến níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử.

Phan Nhơn -Thanh Tùng

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: