Hacker đang khai thác hai lỗ hổng bảo mật mới trong phần mềm nguồn mở Zimbra_nhan dinh croatia
Zimbra Collaboration là phần mềm nguồn mở máy chủ thư điện tử được sử dụng phổ biến ở hàng trăm nghìn cơ quan,đangkhaitháchailỗhổngbảomậtmớitrongphầnmềmnguồnmởnhan dinh croatia tổ chức, doanh nghiệp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong thông tin mới phát ra, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, Zimbra mới phát hành bản vá cho lỗ hổng bảo mật CVE-2022-37042. Lỗ hổng này kết hợp với lỗ hổng bảo mật CVE-2022-27925 cho phép đối tượng không cần xác thực có thể thực thi mã từ xa.
Cả 2 lỗ hổng nêu trên đều ảnh hưởng đến Zimbra Collaboration 8.8.15 và 9.0.0 có chức năng “mboximport” nhận tệp lưu trữ ZIP và trích xuất tệp từ đó.
Cụ thể, lỗ hổng bảo mật có mã CVE-2022-27925 trong Zimbra Collaboration cho phép đối tượng tấn công có thể thực thi mã từ xa, tải tệp tùy ý lên hệ thống khi đã có xác thực với quyền quản trị của hệ thống. Còn lỗ hổng bảo mật CVE-2022-37042 cho phép đối tượng tấn công có thể khai thác lỗ hổng trên mà không cần bất cứ thông tin xác thực nào.
Chuyên gia NCSC cho rằng điều quan trọng trong bảo đảm an toàn thông tin là cần phát hiện sớm để khắc phục kịp thời các nguy cơ tấn công (Ảnh minh họa: Internet) |
Theo ghi nhận của NCSC, 2 lỗ hổng CVE-2022-37042 và CVE-2022-27925 đang được các đối tượng tấn công có chủ đích tích cực khai thác, vì vậy các cơ quan tổ chức cần tiến hành khắc phục và kiểm tra các máy chủ Zimbra của mình trong thời gian sớm nhất.
Để khắc phục các lỗ hổng trên, chuyên gia NCSC khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần cập nhập hệ thống lên phiên bản Zimbra 8.8.15 Patch 33, Zimbra 9.0.0 Patch 26.
Trong báo cáo kỹ thuật về tình hình an toàn thông tin tháng 7, NCSC cho biết trong tháng đã ghi nhận tới 1.851 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Trung tâm này đã đánh giá, xác định các lỗ hổng nguy hiểm, có ảnh hưởng trên diện rộng và hướng dẫn các bộ, ngành khắc phục. Đáng chú ý, có một số lỗ hổng đã và đang được các nhóm tấn công lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích APT.
Nhận định trong bối cảnh chuyển đổi số, nguy cơ tấn công mạng thông qua các lỗ hổng bảo mật mới cũng xuất hiện thường xuyên hơn, NCSC lưu ý: “Điều quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin của một tổ chức, doanh nghiệp là cần phát hiện sớm để xử lý và khắc phục kịp thời các nguy cơ tấn công”.
Vân Anh