- Những năm qua,ạtđộngkhoahọccôngnghệởtrườngđạihọcthayđổithếnàkết quả bóng đá câu lạc bộ đức hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong các trường đại học ngày càng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT, hoạt KH&CN trong trường đại học cần có những thay đổi để bám sát hơn với tình hình thực tiễn. Nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga trao đổi với báo chí xung quanh những thay đổi này. Thưa Thứ trưởng, hoạt động KH&CN trong trường đại học đã được hình thành và phát triển từ khá lâu song không phải ai cũng hiểu đúng vai trò của hoạt động này. Xin Thứ trưởng có thể cho biết vai trò của KH&CN trong trường đại học là gì? Thứ trưởng Bùi Văn Ga:Hoạt động KH&CN không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục đại học. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài về đổi mới sáng tạo. Đồng thời tạo ra các sản phẩm trí tuệ nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm của các ngành và địa phương.
Trong đổi mới mục tiêu đào tạo từ cung cấp kiến thức là chính sang giúp sinh viên phát huy năng lực và phẩm chất thì hoạt động khoa học công nghệ trong các trường ĐH càng đóng vai trò quan trọng hơn. Sinh viên cần được trải nghiệm qua hoạt động nghiên cứu khoa học để rèn luyện phương pháp tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Uy tín của trường ĐH thường gắn liền với những sản phẩm mà nhà trường đã tạo ra. Kết quả nghiên cứu khoa học vì thế có trọng số rất cao trong xếp hạng các trường đại học thế giới. Với vai trò như vậy thì thực tế thời gian qua, công tác KH&CN trong các trường đại học đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hoạt động KHCN trước hết góp phần đào tạo ra đội ngũ đông đảo các nhà khoa học và nhân lực KH&CN có chất lượng, đang làm việc trong các ngành và lĩnh vực khác nhau. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật đào tạo trong nước đã có thể làm chủ công nghệ, thực hiện nhiều công trình kỹ thuật lớn, phức tạp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tiễn về phát triển sản phẩm công nghệ quốc gia, sản phẩm công nghệ cao, thúc đẩy phát triển KH&CN vùng và tiềm lực KH&CN của quốc gia. Nhiều công trình trong số đó đã đạt được được giải thưởng cao về KH&CN như giải thưởng Tạ Quang Bửu, Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Số bài báo, công trình đăng tải trên các tạp chí khoa học công nghệ co uy tín trên thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế trong hoạt động KH&CN trong trường đại học như một số trường chưa thực sự quan tâm, chưa coi đây là nền tảng để phát triển bền vững. Thứ trưởng có thể phân tích kỹ hơn về những hạn chế này và đâu là nguyên nhân của hạn chế? Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng phải thừa nhận rằng, hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn một số hạn chế do những nguyên nhân như sau: Sự quan tâm và nhận thức về tầm quan trọng của lãnh đạo các trường đại học chưa cao về vai trò của hoạt động KH&CN trong các trường đại học. Lãnh đạo các đơn vị phần lớn quan tâm đến công tác tổ chức đào tạo. Trong khi hoạt động KH&CN mới là động lực và nguồn gốc để đào tạo có chất lượng. Tiềm lực KH&CN của các trường đại học quá mỏng. Tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ ở các trường đại học chưa đến 20% Đầu tư cho hoạt động KHCN còn rất hạn chế, dàn trải, thiếu quy hoạch đồng bộ; thiếu các vườn ươm công nghệ, thiếu các trung tâm sản xuất thử nghiệm và thiếu các khu thương mại hóa sản phảm KH&CN như các trường đại học trên thế giới. Cách thức tổ chức hoạt động KH&CN trong các trường đại học còn mang nặng tính thủ tục hành chính và quy trình, chưa gắn với sản phẩm đầu ra, chưa gắn với đồi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp. Sự tham gia của doanh nghiêp trong nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH còn rất hạn chế do đó các trường ĐH không được đặt hàng, thiếu động lực nghiên cứu Sự phối hợp giữa các trường ĐH và các viện nghiên cứu còn rất rời rạc dẫn đến đầu tư trùng lắp, hiệu quả khai thác trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa cao. Có ý kiến cho rằng, để đẩy mạnh hoạt động KH&CN trong các trường đại học, việc đầu tiên cần làm là có cơ chế chính sách phù hợp. Vậy, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi gì về cơ chế chính sách nhằm tạo động lực cho hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học? Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đầu tiên phải tạo nguồn lực cho nghiên cứu khoa học. Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định 99 về trích lập quỹ nghiên cứu khoa học từ nguồn thu hợp pháp của các nhà trường. Quỹ này được sử dụng để phục vụ công tác NCKH của giảng viên và sinh viên. Ngoài ra để khuyến khích phát triển công tác NCKH ở các trường, Bộ đã ban hành các thông tư về giải thưởng sinh viên NCKH, giải thưởng khoa học cho giảng viên trẻ…
Mới đây Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những chỉ đạo sát sao, đồng bộ về các giải pháp thúc đẩy hoạt động KHCN, trong đó bắt đầu từ những cơ chế chính sách chung. Cụ thể như sau: Thay đổi cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách sự nghiệp KH&CN trên tinh thần tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và sản phẩm đầu ra. Đơn vị nào có nhiều sản phẩm và có nhiều nhà khoa học sẽ được ưu tiên kinh phí cho hoạt động KH&CN. Xây dựng và triển khai đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KH&CN của các cơ sở giáo dục đại học, kết hợp với thực hiện các chương trình của Bộ GD&ĐT và một số bộ, ban, ngành đang triển khai. Xây dựng cơ chế khuyến khích và mô hình đầu tư thu hút doanh nghiệp và các cá nhân tham gia đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN trong các trường đại học để từng bước thực hiện tự chủ đại. Nghiên cứu cơ chế khả thị để các cơ sở giáo dục đại học được phép thu hút đầu tư từ các khối doanh nghiệp FDI trong triển khai hợp tác nghiên cứu. Tham mưu Chính phủ ban hành nghị định tự chủ đại học trong đó các trường đươc tự chủ hoàn toàn trong hoạt động khoa học và công nghệ. Ban hành thông tư quy định nhiệm vụ của giảng viên trong đó quy định rõ quỹ thời gian dành cho NCKH bắt buộc. Ngoài giải pháp về cơ chế chính sách, còn những giải pháp nào khác sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong thời gian tới để thúc đẩy hoạt động KH&CN trong trường Đại học, thưa Thứ trưởng? Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay, Bộ đang tiến hành khảo sát giá tiềm lực KH&CN của các cơ sở giáo dục đại học. Tiến hành đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN của các trường đại học quan trọng và trường đại học điểm, hướng tới hỗ trợ các trường tự chủ đại học dựa vào hoạt động KH&CN thông qua phát triển sản phẩm từ các chương trình nghiên cứu ứng dụng và triển khai với doanh nghiệp và các ngành kinh tế. Đầu tư phát triển các chương trình nghiên cứu trọng điểm đáp ứng nhu cầu của ngành và các địa phương. Các trường tự đầu tư và huy động nguồn lực triển khai các nhiệm vụ KH&CN hoặc các chương trình trình nghiên cứu. Đặc biệt, hình thành quỹ tài trợ cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học có dự án KH&CN khả thi gắn với sản phẩm công nghệ ứng dụng thực tiễn, gắn với đạo tạo nhân lực chất lượng cao trên cơ sở hợp tác với Doanh nghiệp, địa phương sẽ được ưu tiên cấp kinh phí. Bộ cũng sẽ tháo gỡ các rào cản đối với các nhà khoa học và tăng lợi ích trực tiếp cho các nhà khoa học gắn với việc tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Xin cảm ơn Thứ trưởng!
|