Ông T.K.V. (65 tuổi,êmganBtiếntriểnungthưgandobỏthuốcđiềutrịtin soi kèo bóng đá quê Hà Nam) phát hiện mắc bệnh viêm gan B từ năm 2010. Từ ngày đó, mỗi tháng, ông V. đều lên Bệnh viện Bạch Mai lấy thuốc ức chế virus để uống hàng ngày. Đầu năm 2020, gia đình có việc, lại thêm dịch bệnh Covid-19 khiến việc di chuyển giữa các địa phương khó khăn, ông V. bỏ thuốc khoảng 3 tháng. Đến tháng 5, bệnh nhân thấy cơ thể khó chịu, mệt mỏi, sốt liên tục, chán ăn nên quyết định tới bệnh viện tái khám. Lúc này, người đàn ông ngỡ ngàng khi nhận chẩn đoán đã mắc ung thư gan. Bác sĩ cho biết, khối u đã phát triển quá to, không thể phẫu thuật, bệnh nhân được áp dụng phác đồ thuốc đích để điều trị ung thư. Vài ngày gần đây, do men gan tăng quá cao, ông V. được chuyển tới Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để cải thiện vấn đề này. “Việc điều trị cho trường hợp này gặp khá nhiều khó khăn bởi khi dùng thuốc đích thì men gan sẽ tăng, tuy nhiên nếu không điều trị thuốc đích thì khối ung thư sẽ phát triển nặng hơn”, bác sĩ Nguyễn Quang Huy, Khoa Viêm gan chia sẻ. Một trường hợp tương tự ông V. là bệnh nhân P.Đ.N. (nam, 73 tuổi, Nam Định). Ông N. cũng được chẩn đoán mắc viêm gan B hơn 10 năm nay và điều trị thuốc ức chế virus mỗi ngày. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, ông bỏ thuốc hoàn toàn. Lý do được người đàn ông chia sẻ là do kinh tế gia đình khó khăn, trong khi việc di chuyển để lấy thuốc hàng tháng lại tốn kém. Từ đầu năm nay, ông N. luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Bệnh nhân đi khám mới phát hiện đã mắc ung thư gan đa ổ. Ths. BS Mai Đình Cửu, Phó trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện hiện đang tiếp nhận một số ca viêm gan do virus tiến triển ung thư gan, bao gồm cả 2 trường hợp nói trên. Bệnh viêm gan do virus có 4 loại, gồm virus viêm gan A, B, C và E. Trong đó, viêm gan A và E chỉ gây nhiễm trùng tiêu hóa cấp, dễ điều trị khỏi. Virus viêm gan B và C lại gây viêm gan mạn tính, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Bác sĩ Cửu nhấn mạnh, tỷ lệ bệnh nhân viêm gan B chiếm chủ yếu trong số các ca mắc, tuy nhiên đây là bệnh chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thuốc ức chế virus về dưới ngưỡng gây bệnh. Nếu bệnh nhân không duy trì thuốc, virus sẽ thoát ức chế, nhân lên từng đợt và bùng phát, gây suy gan nặng, có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức. Mặt khác, virus cũng có thể khiến bệnh tiến triển nặng thành xơ gan, ung thư gan hoặc khiến người bệnh có nguy cơ kháng thuốc. Bác sĩ Cửu chia sẻ, các trường hợp bỏ thuốc dẫn tới xơ gan hóa, ung thư hóa đa số đều là các trường hợp rất đáng tiếc. Có người bỏ thuốc do tập quán, người vì cuộc sống mưu sinh, kinh tế khó khăn, tới khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn. Có 3 đường lây chính dẫn tới viêm gan B và C, bao gồm quan hệ tình dục không an toàn; qua đường máu và chế phẩm về máu, các con đường tiêm truyền và từ mẹ truyền sang con. Ths. BS Mai Đình Cửu nhấn mạnh, để phòng tránh mắc viêm gan virus, người dân cần tiêm vắc xin đầy đủ, chú ý tiêm cho trẻ trong vòng 24h đầu kể từ khi chào đời. Với mẹ bầu nhiễm viêm gan B, em bé sẽ được tiêm 1 liều vắc-xin viêm gan B kết hợp 1 liều huyết thanh (HBIG) trong vòng 12 giờ sau sinh. Việc này giúp trẻ có khả năng được bảo vệ chống lại nhiễm virus viêm gan B hơn 90% trong suốt cuộc đời. Những người đã mắc viêm gan virus cần khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chủ động quản lý điều trị, tránh trường hợp bệnh diễn tiến nặng. Lưu ý, tuyệt đối không được bỏ thuốc vì có thể khiến viêm gan tiến triển xơ gan hóa và ung thư hóa. Nguyễn Liên Nữ sinh ở Lạc Dương (Trung Quốc) bị ung thư dạ dày có nhiều thói quen không tốt như nhịn ăn sáng, dùng thực phẩm cay nóng trong thời gian dài. Bệnh nhân V. hiện đang điều trị tại Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Cô gái 21 tuổi mất vì ung thư do những thói quen phổ biến của giới trẻ