Tôi không phải con nhà giàu,àngdâuânhậnvìtrótmuanhàHàNộty. le keo tôi sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi phía Bắc. Từ nhỏ, dù không có nhiều điều kiện như những bạn bè đồng trang lứa khác nhưng trong suy nghĩ của mình, tôi chưa bao giờ có ý định sống phải nhờ cậy một ai. Thế nhưng bây giờ, khi đã lấy chồng, phải chứng kiến nhiều chuyện oái oăm, thiếu lịch sự của cô em chồng, tôi mới thật sự vỡ lẽ nhiều điều. Chồng tôi là con trai cả, quê ở Phú Thọ. Sau khi kết hôn, cuộc sống của hai vợ chồng tôi khá vất vả. Chúng tôi phải ở trong những căn phòng trọ chật hẹp, mùa hè nắng nóng, mùa đông ẩm thấp, mưa to phòng dột tứ bề. Rồi tôi sinh con đầu lòng. Để có thời gian đi làm, tôi phải nhờ bà nội xuống Hà Nội trông con giúp. Cả 3 người lớn, một trẻ con sống trong căn phòng trọ bí bách, nóng nực càng khiến cho vợ chồng tôi khát khao mua được nhà, dù nhỏ cũng được nhưng đó là của riêng mình. Chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể như ngoài làm công việc chính ở cơ quan thì còn buôn bán thêm. Lần mò cả tháng trời suy đi tính lại, vợ chồng tôi cũng tìm được công việc phù hợp là bán thêm hoa quả. Mỗi cân, chúng tôi lãi 3 đến 5 nghìn đồng. Công việc chân tay nặng nhọc nhưng nhờ có chồng tôi chăm chỉ đi ship hàng nên cũng đỡ phần nào. Ngoài làm thêm, chúng tôi cố gắng chi tiêu chắt bóp từng đồng, không mua sắm, không ăn hàng, đi chợ nấu cơm ngày 3 bữa đầy đủ nên năm đầu tiên, chúng tôi tích cóp được 200 triệu đồng. Năm thứ 2 rồi thứ 3, cũng tiết kiệm được khoản tiền tương đương, nên sau 3 năm chúng tôi đã có trong tay 600 triệu đồng. Chúng tôi quyết định dùng toàn bộ số tiền đó cùng với tiền mừng cưới, vay mượn thêm ngân hàng để mua một căn chung cư gần 65m2 ở nội thành Hà Nội.
Mua được nhà, chúng tôi vui năm thì mẹ chồng vui mười. Bởi lẽ, sau khi biết các con mua được nhà, bà đã gọi điện về khoe hết họ hàng, rồi làng trên xóm dưới. Bà bảo hễ ai xuống Hà Nội thì cứ đến nhà con trai bà mà ở. Ban đầu, vợ chồng tôi vô cùng mừng rỡ vì cảm thấy mẹ chồng là người sống tình cảm, biết thương yêu, lo lắng cho anh em, họ hàng. Nhưng dần dà, niềm vui đó trong tôi lại tắt dần và biến thành nước mắt. Đó là khi em gái chồng sinh con. Vì em rể phải đi công tác trong khi nhà trọ em ở thì quá chật chội, mẹ chồng đã đề nghị chúng tôi rằng đã có nhà thì phải có trách nhiệm với em. Bà bảo, vợ chồng tôi có nhà cao cửa rộng để ở, trong khi em gái khó khăn thì phải biết cưu mang em, huống hồ bây giờ em lại sinh con nên không thể ở một mình. Tôi nghĩ, em chồng cũng đang khó khăn nên đã đồng ý. Tuy nhiên, từ đó cuộc sống của gia đình tôi cũng đảo lộn hoàn toàn. Những ngày đầu em đến ở, tôi rất chu đáo. Sáng nào tôi cũng đi chợ thật sớm mua thức ăn về nấu bữa sáng cho cả nhà. Trước khi đi làm, tôi còn đưa con gái mình đi nhà trẻ rồi lại cẩn thận nấu sẵn thức ăn bữa trưa để cho mẹ và em gái chồng ở nhà ăn uống rồi mới yên tâm ra khỏi nhà. Tôi cứ nghĩ em chồng mình gọn gàng, ngăn nắp lắm. Nhưng sự thật hoàn toàn khác. Ngày nào đi làm về tôi cũng thấy nhà mình y như một bãi chiến trường với ngổn ngang đồ đạc và bỉm sơ sinh. Bên trên giường, chăn màn vẫn chưa kịp gấp, dưới sàn quần áo trẻ em bị em vứt mỗi nơi một chiếc. Ấy là chưa kể đến chuyện em chồng vừa sinh con mà ngày tắm hai lần. Quần áo chưa kịp bẩn em cũng đã cho vào máy giặt quay liên tục khiến tiền nước, tiền điện cứ tăng vèo vèo. Chuyện ăn uống, em cũng hay chê bai rồi nhận xét món này nhạt, món kia mặn trong khi chúng tôi cũng không mấy dư giả, tiền kiếm ra còn phải trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, em còn có thói quen ăn uống đủng đỉnh nên mỗi bữa ăn của gia đình tôi từ khi có em cũng thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Tôi nhìn cảnh ăn, ngủ, sinh hoạt của em mà ngao ngán vô cùng. Vợ chồng trẻ như chúng tôi có nhà mà không còn một chút không gian riêng tư nào. Tôi không hiểu tại sao cả mẹ chồng và em gái chồng lại thiếu duyên đến vậy... Có lần, vì bức xúc nên tôi có nhắc nhở em vài lời nhỏ nhẹ. Ai ngờ mẹ chồng biết chuyện thì khó chịu ra mặt. Hôm đó, dù chưa tan làm nhưng bà đã gọi điện thoại yêu cầu tôi về để lên lớp. Bà bảo rằng tôi về làm dâu thì nên học tính nhẫn nhịn chịu đựng, phải học cách chấp nhận “xuất giá thì phải tòng phu”. Đừng lúc nào cũng nghĩ cho mình. Bà còn bảo căn nhà này người làm ra chính vẫn là con trai bà chứ không phải con dâu. Đêm đó nằm bên cạnh chồng mà tôi bật khóc. Anh khuyên tôi cố gắng chịu đựng một thời gian nữa. Sau này khi cháu lớn, em gái anh sẽ chuyển đi nơi khác, vợ chồng rồi sẽ thoải mái hơn. Anh còn bảo tôi phải chủ động nói chuyện và xin lỗi mẹ chồng cho êm chuyện. Tôi nghĩ, vợ chồng tôi đã khổ sở, làm lụng vất vả để mua được căn nhà này. Đến nay, hàng tháng chúng tôi vẫn phải làm thêm này làm thêm nọ để trả nợ ngân hàng chứ không hề sung sướng gì. Vậy mà khi có nhà, tôi cũng không được sống những ngày bình yên trong chính căn nhà mà mình đã đổ mồ hôi, nước mắt để mua. Với ai đó, họ có thể hạnh phúc khi có nhà, còn với tôi vất vả khổ sở bao năm mà đến nay cũng không thể sống bình yên. Mỗi lần nghĩ đến tôi lại thấy rất chán chường. Giá như tôi vẫn sống trong phòng trọ ngột ngạt, chật chội nhưng vợ chồng con cái tự do, thoải mái. Chứ không phải tôi vừa khổ sở trả nợ vừa phải nhìn trước ngó sau như bây giờ. Tôi ân hận vì mua căn nhà này quá! Có ai phải sống trong hoàn cảnh như tôi không? Ngọc Minh (Hà Nội) Cầm 2 tỷ đồng trong tay có thể mua đất ở khu vực nào Hà Nội?- Cầm 2 tỷ đồng trong tay, tôi băn khoăn chưa biết nên mua đất ở khu vực nào Hà Nội. |