Cái giá phải trả cho mỗi lần dùng ChatGPT là bao nhiêu?_tỉ số italia
Khi thế giới liên tục chạy theo cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI), ít ai dừng lại để xem xét cái giá môi trường mà nhân loại đang phải trả cho công nghệ này. Sự tiện lợi của các công cụ AI đi kèm với một cái giá rất đắt. Chúng có thể đang đẩy hành tinh của chúng ta đến gần bờ vực thảm họa khí hậu.
Thử tưởng tượng bạn đang cân nhắc đến việc nâng cấp lên một chiếc laptop mới. Thiết bị này có hiệu năng mạnh mẽ, với những tính năng tuyệt vời, nhưng đi kèm là một bất lợi khổng lồ:
Đó là nó tiêu thụ lượng điện gấp nhiều lần so với thiết bị hiện tại và cần phải bổ sung nước liên tục để làm mát. Ví dụ này nghe có vẻ vô lý, nhưng lại là một phép so sánh phù hợp với viễn cảnh của AI ngày nay - mạnh mẽ, tốn tài nguyên và đầy rẫy góc khuất.
Những “quái vật” tiêu tốn năng lượng khổng lồ
Mức tiêu thụ năng lượng của AI là một bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt giữa các ông lớn công nghệ như Google, Microsoft và OpenAI. Dù cố gắng tạo lập một hình tượng đầy trách nhiệm với môi trường, các công ty này rất ít khi cung cấp thông tin về dấu chân carbon (carbon footprint) của các mô hình AI.
Do đó, chi phí thực sự về lượng khí thải CO2 cho mỗi câu lệnh AI, chưa kể đến lượng nước ngầm được sử dụng để làm mát hàng nghìn máy chủ xử lý các câu lệnh đó, vẫn còn là một ẩn số.
Các trung tâm dữ liệu cần lượng nước khổng lồ để làm mát, đặc biệt là trong quá trình huấn luyện các mô hình AI lớn như GPT-4. Ảnh:Nikkei. |
Sasha Luccioni, nhà nghiên cứu AI kỳ cựu tại Hugging Face, cho biết: “Không có công ty lớn nào công bố thông tin về mức sử dụng năng lượng hay lượng khí thải carbon của các công cụ AI”. Bởi nếu chúng ta biết cái giá phải trả cho môi trường cho một lần sử dụng AI, chúng ta sẽ bắt đầu chỉ trích lẫn nhau, Mashablenhận định.
Kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào năm 2022, nhu cầu năng lượng sử dụng cho AI đã tăng đột biến. Theo báo cáo bền vững năm 2024 của Google, lượng phát thải khí nhà kính của công ty đã tăng 48% từ năm 2019-2023, chủ yếu là do AI gây ra. Lượng phát thải của Microsoft cũng tăng 29,1% kể từ năm 2020.
Cả 2 công ty đều đổ lỗi cho các bên thứ 3. Đặc biệt là những công ty xây dựng các trung tâm dữ liệu tối ưu hóa cho AI.
Những trung tâm dữ liệu này, tuy thiết yếu cho việc xử lý các câu lệnh AI, lại là những “quái vật” tiêu tốn năng lượng khổng lồ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính rằng một câu lệnh của ChatGPT tiêu thụ gần 3 Wh điện, gấp 10 lần so với một lần tìm kiếm Google truyền thống.
Khi các công cụ AI ngày càng tích hợp nhiều vào tác vụ hàng ngày, tác động môi trường của chúng chỉ có thể tăng lên, không thể dừng lại. Goldman Sachs dự đoán rằng nhu cầu năng lượng của các trung tâm dữ liệu có thể tăng 160% từ năm 2022-2030, với lượng phát thải carbon có thể tăng hơn gấp đôi trong cùng khoảng thời gian.
Mỗi người sử dụng AI đều là một phần của vấn đề
Bên cạnh việc tiêu tốn năng lượng, AI còn để lại “dấu chân nước” (water footprint) khổng lồ. Các trung tâm dữ liệu cần lượng nước khổng lồ để làm mát, đặc biệt là trong quá trình huấn luyện các mô hình AI lớn.
Đơn cử như khi OpenAI trong giai đoạn nước rút để huấn luyện GPT-4 tại một trung tâm dữ liệu của Microsoft ở Iowa, hãng đã tiêu tốn 11,5 triệu gallon (hơn 43 triệu lít) nước chỉ trong một tháng. Con số này tương đương 6% tổng lượng nước trên toàn bộ khu vực.
Việc tiêu thụ một lượng nước quá lớn đã gây ra mâu thuẫn với người dân địa phương, bao gồm Iowa, Arizona và Oregon. Tại đây, cơ quan địa phương đã yêu cầu các công ty công nghệ hạn chế mở rộng quy mô, trừ khi họ có thể giảm tiêu thụ nước.
Mặc dù các công ty nỗ lực sử dụng nước không uống được và triển khai các hệ thống làm mát hiệu quả hơn, quy mô tiêu thụ nước của AI vẫn là một mối lo ngại. Ngay cả khi các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời trở nên phổ biến hơn, chúng vẫn không thể chạy theo AI.
Chi phí thực sự về lượng khí thải CO2 cho mỗi câu lệnh AI, chưa kể đến lượng nước ngầm được sử dụng để làm mát hàng nghìn máy chủ xử lý các lời nhắc đó, vẫn còn là một ẩn số. Ảnh: A-Team. |
Sasha Luccioni nhận định: “Năng lượng tái tạo chắc chắn đang phát triển. Vấn đề là nó không phát triển đủ nhanh để theo kịp sự phát triển của AI”. Sự mất cân bằng này đặt ra câu hỏi liệu chi phí môi trường của AI có vượt quá lợi ích mà nó mang lại hay không?
Mặc dù AI có tiềm năng thúc đẩy nghiên cứu khí hậu và nhiều lĩnh vực quan trọng, việc sử dụng AI của người dùng phổ thông không liên quan đến các mục tiêu tốt cho nhân loại.
Từ việc sinh viên sử dụng ChatGPT để viết bài luận đến người dùng Facebook đăng hình ảnh bằng AI, phần lớn đều không tận dụng AI để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu hay các vấn đề cấp bách khác. Thay vào đó, chính họ cũng là một phần của vấn đề, nhưng lại không nhận ra điều đó.
Sự thiếu minh bạch từ các công ty AI khiến người tiêu dùng khó đưa ra quyết định sáng suốt về thói quen sử dụng AI của họ. Nếu chi phí môi trường thực sự của AI được nhiều người biết đến, điều đó có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn. Nhiều người sẽ lựa chọn các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn.
Nói với Mashable, chuyên gia Sasha Luccioni khuyến nghị những người quan tâm đến lượng khí thải nên chuyển sang các công cụ tìm kiếm không sử dụng AI như Ecosia.
Đã đến lúc các công ty công nghệ phải minh bạch hơn về tác động môi trường thực sự của các công cụ AI của họ. Ngược lại, người dùng cũng cần yêu cầu các giải pháp thay thế, thân thiện với môi trường hơn. Chỉ có làm như vậy, con người mới có thể đảm bảo rằng cuộc cách mạng AI không phải trả giá bằng hành tinh ta đang sống.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
相关文章
Lần đầu tiên lịch sử hào hùng về Hai Bà Trưng được tái hiện bằng công nghệ 3D
Ngày 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), huyện Mê Linh sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi2025-01-114 món mặn ngon cơm cho tiết trời nắng nóng
Vịt rô ti, tôm rang muối sả, thịt heo chiên giòn, dưa chuột cuộn thịt ba chỉ là 4 món mặn dễ làm, ng2025-01-11Hà Nội muốn tăng hơn 40 bậc về phát triển chính quyền số
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính q2025-01-11Làm thế nào để nhận biết bệnh cúm A H5N1
- Bệnh cúm A H5N1 ( cúm gia cầm) là một loại bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, khiến rất nhiều n2025-01-11Chàng trai An Giang làm món xào độc đáo, tiết lộ bí mật hút triệu người xem
Clip nấu ăn thu hút hàng triệu lượt xemAnh Dương Qui Nhơn (biệt danh Kỳ Nam Qui, 31 tuổi, quê An Gia2025-01-11Bệnh sùi mào gà lây truyền qua những đường nào?
- Không chỉ lây qua đường tình dục, bệnh sùi mào gà còn dễ dàng lây qua nhiều con đường khác nếu khô2025-01-11
最新评论