TheắprápMacBooktạiViệtNamtừgiữanăsoi kèo arsenalo nguồn tin của Nikkei, Apple yêu cầu Foxconn lắp ráp MacBook tại Việt Nam sớm nhất vào khoảng tháng 5/2023. “Táo khuyết” đã thực hiện những việc cần làm để bổ sung dây chuyền sản xuất các sản phẩm quan trọng ở bên ngoài Trung Quốc, song MacBook cần thời gian lâu hơn do tính chất phức tạp của chuỗi cung ứng. Nguồn tin tiết lộ, sau khi chuyển dịch sản xuất MacBook, về cơ bản mọi át chủ bài của Apple đều có thêm một địa bàn bên ngoài Trung Quốc: iPhone tại Ấn Độ, MacBook, Apple Watch và iPad tại Việt Nam. Apple đã chuẩn bị để chuyển một phần sản xuất MacBook sang Việt Nam trong gần 2 năm và thiết lập một dây chuyền thử nghiệm trong nước. Sản lượng MacBook thường niên của hãng là từ 20 triệu đến 24 triệu máy, trải rộng khắp các thành phố Trung Quốc như Thành Đô, Tứ Xuyên, Thượng Hải. Việc chuyển dịch không chỉ do căng thẳng địa chính trị mà còn vì gián đoạn sản xuất do Covid-19 gây ra. Nikkei nhận định, đối với Trung Quốc, việc mất vị thế độc tôn trong sản xuất MacBook tượng trưng cho sự suy yếu của “công xưởng thế giới”. Các nhà sản xuất hàng đầu như Apple, HP, Dell, Google, Meta đều có kế hoạch chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại. Chẳng hạn, hầu hết máy chủ trung tâm dữ liệu của Google, Meta, Amazon, Microsoft đã chuyển sang Đài Loan (Trung Quốc), Mexico, Thái Lan. Quan chức tại Inventec – đối tác chính của HP và Dell – nhận định, nhìn chung, lợi thế sản xuất giá rẻ của Trung Quốc đang phai nhạt. Nhiều khách hàng Mỹ muốn các địa bàn thay thế. Đây là xu hướng ngày một tăng đối với các thương hiệu toàn cầu và sẽ không thay đổi. Trong nhiều thập kỷ, Apple dựa vào Trung Quốc như cứ điểm lắp ráp quan trọng nhất, song công thức thắng lợi bộc lộ điểm yếu năm nay. Vào mùa xuân, các nhà máy MacBook và iPhone ở Thượng Hải bị gián đoạn nghiêm trọng do phong tỏa Covid-19 kéo dài. Tháng 11, Apple cảnh báo các lô hàng iPhone 14 Pro và 14 Pro Max sẽ bị trì hoãn trong mùa mua sắm cuối năm, do thiếu hụt lao động tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới. Chiu Shih Fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng tại Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan, cho biết các thay đổi trong chuỗi cung ứng công nghệ không thể đảo ngược. Trước đây, mọi người trong ngành luôn kỳ vọng tình hình sẽ dần xoa dịu và mọi thứ trở về những ngày tốt đẹp trong quá khứ. Song, lần này, họ nhận ra không có đường quay về. Chính sách Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc góp phần làm cho cuộc dịch chuyển diễn ra nhanh hơn dự tính của các quan chức ngành và nhà phân tích thị trường. Chưa kể, căng thẳng Mỹ - Trung cũng đóng vai trò trong việc này. “Không ai muốn doanh nghiệp của họ bị mắc kẹt và ảnh hưởng xấu chỉ vì họ sản xuất tập trung tại một nơi. Từ lớn tới nhỏ, các nhà cung ứng cần phải có một số giải pháp để đối mặt với hiện thực toàn cầu mới này”, ông Chiu chia sẻ với Nikkei. Hành trình của Apple tại Việt Nam bắt đầu từ AirPods, mẫu tai nghe không dây sản xuất đại trà từ năm 2020. Công ty đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPod, Apple Watch sang Việt Nam từ năm nay. (Theo Nikkei)