Mẹ trẻ bất chấp nguy hiểm luồn rừng tìm ong vò vẽ, không sợ chết, chỉ sợ hết gạo_soi kèo bóng đá đức
Duyên nợ
Bình minh lên đỏ rực một góc rừng U Minh. Sau bữa sáng đơn giản, Quách Kim Y (28 tuổi, huyện U Minh, Cà Mau) chuẩn bị xuồng máy, vật dụng cần thiết cho chuyến xuyên rừng "săn" loài ong dữ.
Kim Y bắt đầu công việc nguy hiểm, không dành cho phụ nữ này một cách đầy duyên nợ từ năm 2020. Trước đó, Kim Y mưu sinh bằng việc giữ trẻ tại nhà.
Sau khi hôn nhân tan vỡ, chị và con đến sống cùng bố mẹ. Chưa có việc làm ổn định, lại là mẹ đơn thân, Kim Y chật vật mưu sinh. Khi biết ong ruồi có giá trị kinh tế, mẹ trẻ quyết định luồn rừng "săn" loài ong này để có thu nhập.
Tuy nhiên, trong lúc "săn" ong ruồi, Kim Y nhiều lần bị ong vò vẽ tấn công. Tức giận, chị quyết định tìm hiểu, nghiên cứu tập tính loài ong này để tránh bị chúng đốt.
Quá trình tìm hiểu, chị phát hiện nhộng và ong vò vẽ trưởng thành được nhiều người săn đón, có giá trị kinh tế cao hơn ong ruồi. Ý định bắt loài ong hung dữ, có độc tính cao lóe lên trong tâm trí chị.
Kim Y chia sẻ: “Ngoài việc ong vò vẽ có giá trị kinh tế cao, gia đình tôi có nhiều duyên nợ với loài ong này. Trước đó, nhà tôi có người không may bị chúng đốt đến tử vong.
Vì những nguyên nhân trên, tôi quyết định từ bỏ mọi công việc khác để tập trung đi bắt ong vò vẽ. Tôi tìm hiểu mọi thông tin về cách khai thác loài ong này trên mạng rồi tự tích lũy kinh nghiệm sau những lần đi săn”.
Để bắt loài ong hung dữ, Kim Y chỉ chuẩn bị một chiếc xuồng máy, bộ quần áo bảo hộ cùng đôi mắt dày dạn kinh nghiệm của mình. Chị bắt đầu chuyến "săn" ong vào sáng sớm và kết thúc khi chiều về.
Để tìm được tổ ong, Kim Y một mình bơi xuồng máy lướt trên mặt nước, luồn dưới những tán rừng ngập mặn U Minh. Do địa phương có nhiều người theo nghề săn ong nên muốn có thu hoạch, Kim Y phải đi thật sâu vào rừng.
Trên đường đi, mẹ trẻ luôn cảnh giác, đôi mắt liên tục quan sát để kịp thời phát hiện những mối nguy hiểm tiềm tàng. Ngoài việc thường xuyên chạm mặt rắn, rết, vắt, đỉa… Kim Y thường xuyên bị khỉ, rái cá tấn công.
Đây là hai loại động vật khá hung hữ. Chị nhiều lần bị chúng xua đuổi, thậm chí lao đến tấn công. Đặc biệt, khi phát hiện có dấu vết của trăn rừng, Kim Y buộc phải từ bỏ việc đi săn. Chị lập tức rời bỏ khu vực đang có mặt vì có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
“Sợ nhà hết gạo nhiều hơn”
Khi gặp tổ ong, Kim Y mặc đồ bảo hộ tiếp cận tổ để lấy nhộng, bắt ong trưởng thành. Tùy theo mùa, giá ong vò vẽ non, trưởng thành dao động từ 250.000 - 800.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, lúc khai thác, Kim Y chỉ lấy một nửa số nhộng, ong trưởng thành của tổ ong. Cách khai thác này không những không gây hại mà còn giúp loài ong này sinh sôi.
Bởi, số ong, nhộng còn lại sẽ tiếp tục phát triển, tách thành 5-7 tổ khác quanh khu vực vừa bị khai thác. Sau khoảng 2 tháng, các tổ này sẽ cho nhộng mới.
Theo nghề nguy hiểm, Kim Y cũng nhiều lần gặp tai nạn nghề nghiệp. Một trong số này là lần chị vô tình đạp trúng tổ ong. Đàn ong hung hãn túa ra, đốt chị túi bụi.
Lần ấy, trước khi ngất xỉu, Kim Y cố bò vào nhà một người quen cầu cứu. Sau đó, chị được đưa đến bệnh viện cấp cứu và may mắn thoát khỏi nguy hiểm.
Sau lần chết hụt, Kim Y có kinh nghiệm hơn. Bây giờ, chị gần như có thể phân biệt được mọi loài ong và hiểu biết tập tính của chúng để tránh gặp nguy hiểm.
Hiện, bằng mắt thường, Kim Y có thể phát hiện, phán đoán vị trí của tổ ong. Kinh nghiệm cho Kim Y biết rằng, thông thường, ong đi ăn xa sẽ bay theo một đường thẳng. Đến nơi có hoa, đàn ong mới sà xuống tìm kiếm thức ăn.
Trường hợp này, tổ ong ở xa, chị phải theo dấu chúng mới tìm được tổ để khai thác. Ngược lại, nếu ong bay là đà hoặc chỉ có một 2 con bay ngang mặt người, chị biết tổ ong có thể ở gần đó.
Nếu thấy ong cắn, ăn vỏ cây khô, Kim Y chắc chắn rằng tổ của chúng đang ở rất gần mình. Lúc này, chị đặc biệt cẩn thận quan sát, tìm kiếm để phát hiện, lên phương án khai thác an toàn cho bản thân và bầy ong.
Chị tâm sự: “Ở đây, tôi chưa thấy ai là phụ nữ mà đi săn ong như mình. Đi rừng một mình cực và nhiều nguy hiểm. Tôi cũng có chút sợ. Nhưng tôi sợ nhà hết gạo nhiều hơn.
Thế nên dù công việc khó khăn, nguy hiểm, thu nhập bấp bênh tôi vẫn hài lòng. Bởi nhờ nó, tôi được ở gần, phụ giúp, chăm lo cho cha mẹ và nuôi con".
Ảnh: NVCC
Những người phụ nữ mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn
Mò cua, bắt ốc, bắt cáy, bắt cá... dưới tán rừng ngập mặn là những công việc hằng ngày giúp nhiều phụ nữ ở ven biển Thanh Hóa có thêm thu nhập.本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/224c998905.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。