Phát biểu tại buổi họp báo tổ chức tại Seoul,óabỏnhữngtrườngconnhàgiàutạiHànQuốlyon nữ Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hae cho biết, năm 2025, các trường tư thục, trường ngoại ngữ và trường quốc tế tại Hàn Quốc sẽ chuyển đổi thành trường bình thường. Đây sẽ là nền móng cho hệ thống giáo dục tín chỉ và giáo dục định hướng tương lai cho học sinh các trường phổ thông.
Cụ thể, cho đến năm 2024, các trường sẽ duy trì tuyển sinh theo phương án cũ. Từ tháng 3/2025, những trường này sẽ nhận học sinh theo cách tương tự như các trường thông thường vẫn làm, nhưng có thể duy trì tên hiện tại và các chương trình giảng dạy chuyên ngành.
"Tôi rất quan tâm đến vấn đề cộng đồng, rằng sự cách biệt trong giáo dục sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong các tầng lớp xã hội" - bà Yoo nói.
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hae cho biết, năm 2025 sẽ xóa bỏ những trường “con nhà giàu” tại Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Ngoài ra, bộ trưởng Yoo cũng khẳng định, Bộ sẽ tăng cường chất lượng giảng dạy tại các trường phổ thông công lập bằng các chương trình giảng dạy đa dạng và hệ thống tín chỉ mới, cũng bắt đầu từ năm 2025.
Theo đó, hệ thống trường trung học sẽ được đơn giản hóa, phù hợp với nhu cầu của từng học sinh với chương trình học chính quy đa dạng, từ những môn học nghệ thuật đến đào tạo nghề.
Sự thay đổi mạnh mẽ được đưa ra trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng các trường dành cho con nhà giàu tại Hàn Quốc đã đẩy mạnh khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong hệ thống giáo dục.
Các trường này thành lập để đáp ứng nhu cầu học tập và điều kiện của gia đình học sinh, nhưng trên thực tế lại trở thành cánh cửa vào những trường đại học danh tiếng tại Hàn Quốc.
Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra rằng, các trường đặc biệt này phần lớn dành cho con cái của các gia đình giàu có, củng cố hệ thống phân cấp giữa các trường, khuyến khích sự cạnh tranh khốc liệt giữa các học sinh và thúc đẩy chi tiêu cho giáo dục tư nhân.
Học phí của những trường dành cho con nhà giàu cao gấp ba lần mức học phí trung bình của trường công lập. Ngoài ra, những phụ huynh giàu có sẽ chi thêm số tiền cao gấp 1,4 đến 1,7 lần so với những gia đình bình thường cho con học tư thục.
Tính đến tháng 4/2019, số lượng các trường dành cho con nhà giàu tại Hàn Quốc là 79 với khoảng 4% học sinh trung học trên toàn quốc đang theo học. Trong khi đó, quốc gia này có 1.555 trường phổ thông bình thường đang giảng dạy cho hơn 1,1 triệu học sinh.
Quyết định trên đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền các thành phố lớn, nhưng vấp phải ý kiến phản đối của các tổ chức giáo dục và những gia đình có điều kiện khá giả.
"Quyết định này không phù hợp với định hướng của các nước tiên tiến đang theo đuổi là mở ra cơ hội học tập cho học sinh trong thời đại Công nghiệp 4.0", đại diện liên đoàn giáo viên Hàn Quốc nói.
Trường Giang (Theo The Korea Herald)
- Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tập huấn kết hợp du lịch; đưa giá dịch vụ đào tạo giảng viên dạy các môn Toán, Khoa học bằng Tiếng Anh với số tiền 36 tỷ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Hai nữ du khách lao vào giật tóc, đánh nhau giành chỗ chụp ảnh 'sống ảo'
Đức Sơn, Phương Anh vô địch giải golf VGA Junior Tour Final Leg 2023
HLV CLB Nam Định tuyên bố đánh bại Tampines Rovers ở giải châu Á
Võ sĩ Trần Ngọc Lượng đánh bại đối thủ mạnh đến từ Brazil
Thần đồng 25 tuổi kết thúc sinh mạng trên đường ray, bức thư để lại đúng 3 câu
Trần Thị Thanh Thúy chia tay đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ
Ronaldo gây thất vọng trong ngày Al Nassr giành chiến thắng
Indonesia bất ngờ nhận "cơn mưa án phạt" từ FIFA
Bộ 3 chính sách hút thương nhân về khu mua sắm mới phía đông Hà Nội