Nền kinh tế ứng dụng tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh. TheườiViệtcóthểviếtứngdụngkiếmtiềntừthịtrườkết quả v-league chiều nayo thống kê của Bộ TT&TT, ước tính 6 tháng gần đây, Việt Nam tiếp tục giữ thứ hạng 11 toàn cầu về số lượng lượt tải ứng dụng di động và thứ hạng 31 toàn cầu về doanh thu thanh toán qua ứng dụng.
Mặc dù việc tải xuống các ứng dụng miễn phí giảm, tuy nhiên, Việt Nam lại ghi nhận xu hướng tải xuống các ứng dụng trả phí tăng trưởng 11% so với cùng kỳ 6 tháng trước.
Hiện Việt Nam có 7 ứng dụng sở hữu trên 10 triệu tài khoản người dùng hoạt động thường xuyên, 10 ứng dụng có từ 5-10 triệu tài khoản người dùng và 43 ứng dụng có từ 1-5 triệu tài khoản người dùng thường xuyên.
Đáng chú ý, số liệu mới nhất từ Data.ai cho thấy, tuy không ở nhóm đầu về doanh thu, Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về mức độ tăng trưởng thời gian dành cho các ứng dụng. Năm 2023, người Việt dã dành thêm 11,8 tỷ giờ sử dụng ứng dụng so với năm 2022 (tương đương tăng 12,8%), chỉ tính riêng với điện thoại Android.
Trong chia sẻ mới đây với VietNamNet, đại diện Yandex, công ty công nghệ lớn nhất nước Nga, cho biết Đông Nam Á là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển và tìm kiếm doanh thu từ ứng dụng.
Với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao tại khu vực này, các nhà phát hành ứng dụng có rất nhiều cơ hội phát triển. Trong đó, Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp ứng dụng, với số lượt tải ứng dụng cao thứ hai ở Đông Nam Á và tỷ lệ người dùng di động lớn.
Theo bà Nana Phan – phụ trách quan hệ chiến lược của Yandex Ads ở Đông Nam Á, hoạt động kinh doanh ứng dụng di động ở Việt Nam đang phát triển mạnh. Doanh thu từ quảng cáo trong app dự kiến sẽ chiếm hơn một nửa doanh thu của các doanh nghiệp phát triển ứng dụng.
"Với kinh nghiệm của mình, tôi hoàn toàn tự tin khi nhận định Việt Nam đang là một trong những thị trường dẫn đầu về mảng quảng cáo di động tại châu Á. Các xu hướng thị trường ứng dụng tại Việt Nam cũng khá đồng nhịp với thị trường toàn cầu", vị chuyên gia này chia sẻ.
Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, với chất lượng sản phẩm tương đối cao, các nhà phát triển ứng dụng Việt Nam được đánh giá có đủ khả năng để thu hút tệp người dùng nước ngoài.
Đã có nhiều nhà phát hành ứng dụng đến từ Việt Nam thành công tại thị trường quốc tế, đặc biệt là ở mảng phát hành game như Falcon Studio, Wolffun, Amanote, Funtap, iKame,... Vì vậy, tiềm năng phát triển nền kinh tế ứng dụng tại Việt Nam rất lớn.
Từ kinh nghiệm khai thác thị trường quảng cáo trực tuyến tại Nga và nhiều nước Đông Âu, đại diện Yandex cho hay, các nhà phát triển ứng dụng Việt hoàn toàn có đủ khả năng chinh phục tập người dùng nói tiếng Nga.
"Các ứng dụng Việt được người Nga biết đến chủ yếu ở mảng game, các ứng dụng tiện ích như chỉnh sửa ảnh, ứng dụng phục vụ mục đích du lịch, giải trí", đại diện hãng công nghệ Nga nói.
Trên thực tế, đơn vị này đã có nhiều lần hợp tác thành công với các nhà phát hành game Việt Nam. Trong đó, IndieZ là một trong những trường hợp điển hình khi tựa game “Traffic Jam 3D” của nhà phát triển này hiện đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS, gồm 9 nước tách ra từ Liên Xô).
Chia sẻ kinh nghiệm "go global", đại diện hãng công nghệ đến từ nước Nga cho rằng, bên cạnh việc thu phí sử dụng app, các nhà phát triển Việt Nam nên liên kết với các mạng quảng cáo trực tuyến, những đơn vị thấu hiểu các cơ chế gia tăng doanh thu, nhu cầu của người dùng bản xứ và thông thạo hành lang pháp lý tại địa phương.
Việt Nam có chỉ số sẵn sàng ứng dụng AI cao hơn trung bình thế giớiTrong bối cảnh AI đang được ứng dụng rộng khắp, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần thiết lập các quy định cụ thể và khung quản trị AI.