Trả lời Nikkei,ĐốitáccủaSamsungđầutưtỷUSDvàosảnxuấtchiptạiViệkeo nha cai.de Hana Micron cho biết sẽ chuyển trang thiết bị đến nhà máy mới tại Bắc Giang để “chuẩn bị cho sản xuất” và đang bận rộn với việc kiểm toán của khách hàng. Bắc Giang hiện có ba nhà cung cấp của Apple. Hana Micron là công ty chuyên sản xuất bộ nhớ và đóng gói chip của Hàn Quốc.
Ngành công nghiệp chip là một trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 9 của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuyên bố chung của hai quốc gia đã xác định một trong các nội dung hợp tác chiến lược là về đổi mới sáng tạo, trong đó có phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Các doanh nghiệp Mỹ như Amkor và Marvell cũng đặt mục tiêu mở rộng cơ sở trong nước. Vài ngày sau, Thủ tướng Phạm Minh Chínhcũng đã đến thăm các cơ sở của Nvidia và Synopsys tại Mỹ.
Giám đốc nhân sự Hwang Chul Min của Hana Micron nhận xét dự án Bắc Giang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nó sẽ tạo cơ hội thu hút nhiều dự án công nghệ cao hơn, đặt nền móng cho phát triển hệ sinh thái sản xuất bán dẫn.
Một loạt các thông báo gần đây tạo động lực cho Việt Nam lẫn các nhà sản xuất chip toàn cầu, vốn đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng trước các thách thức địa chính trị.
Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, nhà máy sản xuất chất bán dẫn Hana Micron Vina 2 tại Khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên, Bắc Giang) có tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD trên quy mô hơn 6ha.
Đến năm 2025, công ty có kế hoạch tăng tổng mức đầu tư lên hơn 1 tỷ USD, doanh thu dự kiến đạt 800 triệu USD và tạo việc làm cho khoảng hơn 4.000 lao động. Hãng sẽ hợp tác với trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc để tuyển dụng.
Bên cạnh nhà máy Bắc Giang, Hana Micron còn có một nhà máy tại Bắc Ninh. Công ty đang tìm kiếm nhân sự cho các vị trí công nghệ thông tin, kế hoạch sản xuất, công nhân dây chuyền.
Bắc Giang sẽ tạo điều kiện về điện, nước… để bảo đảm sản xuất liên tục tại nhà máy. Ngoài dự án của Hana Micron, tỉnh cho biết một nhà máy bán dẫn khác của Đài Loan (Trung Quốc) đã khánh thành và dự kiến hoạt động vào năm 2024.
Tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam chủ đề “Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn khu vực Đông Nam Á”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn.
Cũng tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 đang được xây dựng, Bộ TT&TT và Bộ KH&ĐT sẽ sớm gửi chiến lược để xin ý kiến rộng rãi.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh việc Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn trên toàn cầu hiện diện và sản xuất, nghiên cứu phát triển tại Việt Nam. Đặc biệt, sẽ có những cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước cho ngành công nghiệp bán dẫn.
(Tổng hợp)
Chuyển đổi số trong sản xuất bán dẫn cần kiên quyết và lộ trình rõ ràngViệt Nam có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, song chúng ta cần giải quyết những thách thức về hạ tầng, nhân lực và chuyển đổi số hiệu quả trong sản xuất bán dẫn điện tử.