Cấm dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa: Không phù hợp cho sự phát triển_keo nha cai 88
- Nhiều giáo viên cho rằng "tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa" là yêu cầu có phần cứng nhắc,ấmdạynhữngnộidungngoàisáchgiáokhoaKhôngphùhợpchosựpháttriểkeo nha cai 88 không phù hợp cho sự phát triển.
Trong hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cho năm học 2017 – 2018 của Bộ GD-ĐT, nếu như những yêu cầu “thực hiện hiệu quả kế hoạch nhà trường, tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá” góp phần thúc đẩy giáo dục tích cực, thì yêu cầu "tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK" lại là điểm còn bất cập.
Hiệu trưởng một trường tại quận 1, TP.HCM quan niệm SGK là "pháp lệnh" nên yêu cầu giáo viên phải “dạy trong SGK” là đúng. Thế nhưng phải “hiểu cho đúng” thế nào là những nội dung "trong", nội dung "ngoài"? Cụ thể, ở những bộ môn như Lịch sử, Địa lý, ngoài những nội dung được thể hiện trong SGK thì giáo viên có vai trò cập nhật đầy đủ thông tin liên quan mới nhất tới bài học. Còn những kiến thức không liên quan đến nội dung SGK không được dạy là đúng. Vì có nội dung một đằng nhưng giáo viên lại đưa ra những kiến thức một nẻo, xa rời SGK, xa nội dung đã học.
Khác với vị hiệu trưởng trên, những giáo viên đứng lớp lại cho rằng tiếp tục tư duy "SGK là pháp lệnh" là không phù hợp với sự phát triển.
Anh Trịnh Văn Quỳnh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh, tỉnh Nam Định cho rằng:
“Có vẻ không ổn khi đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có đến một nửa nội dung ngoài SGK. Giáo viên được tự chọn ngữ liệu văn bản đọc hiểu, nghị luận về các vấn đề đời sống, ngay cả văn bản văn học cũng đã mở rộng ra ngoài tác phẩm quy định trong SGK. Mặt khác, chương trình phổ thông tổng thể cũng định hướng từ việc đọc hiểu một văn bản học sinh có thể vận dụng đọc hiểu nhiều văn bản khác có cùng đặc trưng. Trong chương trình mới cũng chỉ quy định giáo viên căn cứ vào khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, chuẩn kiến thức kỹ năng để lựa chọn nội dung dạy học phù hợp và SGK chỉ là tư liệu dạy và học mà thôi”.
Hiện nay, nhiều giáo viên văn đã bước đầu thoát ly sự phụ thuộc vào SGK khi tự lựa chọn văn bản đọc hiểu và dạy học nhiều vấn đề thực tiễn hơn.
Nội dung, phương pháp dạy học đang có sự đổi mới theo đúng tinh thần của Bộ GD-ĐT đề ra.
“Tôi nghĩ không nên bó buộc sự tự do, sáng tạo của người dạy và người học. Đặc biệt là khi chính Bộ đã có chủ trương một chương trình mà nhiều bộ sách” – anh Quỳnh nói.
Theo anh, cũng có thể do hướng dẫn chưa đủ rõ ràng, sẽ dễ khiến giáo viên áp dụng máy móc.
Chị Nguyễn Lan Hương, giáo viên dạy Tiếng Anh tại Trường THPT Hoài Đức B suy đoán:
"Tôi nghĩ chắc Bộ cũng không có ý định cấm giáo viên vận dụng thực tế đâu, chỉ là không cho phép mình dạy những nội dung khác ngoài sách thôi. Còn vận dụng những kiến thức từ SGK vào thực tế thì vẫn được coi là “trong” sách. Nếu những tư liệu bổ trợ tham khảo cho các vấn đề trong sách thì không gọi là nội dung ngoài được. Chữ "tuyệt đối" mà thay bằng không nên thì có lẽ vẫn hơn”.
Chị Đặng Thị Anh Phương, giáo viên Trường THPT Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chia sẻ:
“Tôi nghĩ không nên quá cứng nhắc, bởi tuỳ vào đối tượng học sinh mà mình có thể phát triển. Cùng là một nội dung hay vấn đề nhưng nếu với học sinh khá giỏi hoàn toàn có thể phát triển hoặc mở rộng thêm cho các em”.
Một giáo viên tại Bình Dương nói:
“Nếu tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK thì Bộ có cam kết sách giáo khoa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng người học? SGK có thể có nội dung cập nhật kịp với thời cuộc không? Rồi xem có truyền được cảm hứng cho học sinh, có nội dung nào dạy học sinh nuôi dưỡng ước mơ hoài bão, dạy học sinh cách định hướng nghề nghiệp không?”
Theo cô giáo này, Bộ chỉ nên định hướng nội dung còn lại để các nhà trường và giáo viên tự chủ trong dạy học.
“Sao mà ép buộc không dạy ngoài sách được. Trong khi kĩ năng và thái độ của học sinh thì sách nào chuẩn để dạy học sinh. Theo tôi chỉ có cuốn sách sống là người thầy mới dạy học sinh đầy đủ nhất”.
Chị Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng tinh thần tinh giản chương trình giáo dục phổ thông là điều tốt. Còn SGK theo cách nhìn đổi mới chỉ là một trong những phương tiện giáo dục, cho nên việc cấm là không nên.
“Học sinh hàng ngày tiếp cận vô vàn nguồn tri thức, nếu coi SGK không chỉ là tài liệu quan trọng nhất mà còn là tài liệu duy nhất trong quá trình giảng dạy khi tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài nó, các em sẽ không được hướng dẫn và khó tránh những băn khoăn về sự cập nhật tính hiện đại, chân thực của SGK. Qui định trên đảm bảo an toàn cho bài giảng của thầy cô nhưng khó đảm bảo cho sự an toàn trong tiếp nhận và tư duy của trò thời hiện đại".
Ông Đăng Sơn, giáo viên tại TP.HCM ủng hộ việc không dạy quá kiến thức, nhưng phải xác định kiến thức cho từng nhóm tuổi thông qua chuẩn đầu ra. Và SGK là một loại tài liệu để tham khảo về chuẩn đầu ra đó.
“Tôi không cho rằng việc yêu cầu tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK là đúng. Vì nói "nội dung" theo cách nghĩ hẹp thì có nghĩa là phải dạy giống sách hay sao? Tôi nghĩ cần làm rõ quan điểm qua việc dùng câu từ, nếu không sẽ bị hiểu nhầm và dẫn đến khó khăn trong việc triển khai chương trình mới”.
Theo ông Sơn, hướng dẫn mới này có mâu thuẫn. Liệu việc "bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu" và "tuyệt đối không dạy nội dung ngoài SGK" có vênh nhau hay không?
“Đúng là SGK nên là tài liệu tham khảo chuẩn mực về chuẩn kỹ năng mà học sinh cần đạt. Việc sử dụng tài liệu hỗ trợ để bổ sung cho hoạt động dạy học là rất cần thiết. Nhưng nếu không làm rõ ý này sẽ bó hoạt động dạy học lại và hạn chế tính sáng tạo của người học và người dạy”.
Sắp tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó khuyến khích "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa" cùng với sự chủ động của giáo viên khi xây dựng chương trình cá nhân. Hơn thế nữa, ngay trong chính hướng dẫn cho chương trình hiện hành, cũng nhấn mạnh việc chủ động của nhà trường, của giáo viên với yêu cầu "thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường".
Một giáo viên dạy sử nhìn nhận: "Khi quan niệm SGK là "thánh thư" là tập hợp các chân lý thì sẽ rơi vào 2 thái cực: Hoặc cho là nội dung còn sơ sài, hoặc thấy rằng quá tải, nặng nề. Trong khi đó, SGK chỉ là công trình, một phương án tham khảo của một nhóm tác giả. Còn việc dạy gì, dạy như thế nào phải thuộc về giáo viên. SGK hay tài liệu gì cũng chỉ là công cụ để giáo viên sử dụng giúp học sinh tìm kiếm chân lý".
- Thanh Hùng – Tuệ Minh
Quốc hội yêu cầu dành thời gian thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa mới
Ủy ban chuyên trách của Quốc hội vừa có báo cáo thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/218d499431.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。