TheệnhbạchhầunữsinhBắcGiangmắclâytruyềnnhưthếnàket qua bong da giai uco Luật Phòng bệnh truyền nhiễm, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B, tỷ lệ tử vong từ 5-10%. Bác sĩ Phan Văn Mạnh (Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Hà Nội) cho biết bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vắc xin. Ngay cả khi được điều trị, bệnh vẫn có tỷ lệ tử vong lên tới 5-10%.
Bạch hầu do trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriaegây nên. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng ngoại độc tố exotoxin dẫn đến phù nề, sau đó hoại tử và loét niêm mạc, tạo ra các giả mạc bám chặt vào niêm mạc.
Bác sĩ Mạnh cho biết nguồn lây bệnh là người nhiễm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm vi khuẩn lúc ho, hắt hơi.
Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật có dịch mũi hầu từ người bệnh, tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.
Thể bệnh hay gặp nhất của bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt…
Bệnh nhân có các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5-38 độ C, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu; khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amidan có điểm trắng mờ; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.
Sau khoảng 3 ngày, bệnh bước vào giai đoạn toàn phát với các triệu chứng điển hình nhất: sốt tăng 38-38,5 độ C, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ. Khi khám, bác sĩ thấy giả mạc ở họng lan tràn ở một bên hoặc hai bên amidan, có thể lan trùm cả lưỡi gà và màn hầu. Bệnh nhân có hạch vùng cổ sưng đau, phù nề, cổ bạnh là dấu hiệu nặng.
Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, giả mạc hết nhanh (1-3 ngày), bệnh nhân hết sốt và hồi phục dần sau 2-3 tuần.
Liệu pháp điều trị chính của bệnh bạch hầu là huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), hiệu quả nhất là sử dụng trong vòng 48 giờ đầu. Bên cạnh đó, kháng sinh cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn và làm giảm sự lây nhiễm bệnh.
Các biện pháp điều trị phối hợp khác cũng được sử dụng như corticosteroid, quản lý đường thở, tim mạch và chế độ dinh dưỡng.
Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền trong tim và biến chứng thần kinh gây liệt. Ngoài ra, có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận…
Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nhà ở, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần được sử dụng kháng sinh dự phòng.
Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vắc xin (bạch hầu - ho gà - uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nữ sinh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khẩn cấp cách ly người tiếp xúc gầnMột nữ sinh tạm trú ở Bắc Giang vừa thi tốt nghiệp THPT được xác định dương tính với bạch hầu, loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng gây dịch.(责任编辑:Cúp C1)
Lý do bộ câu hỏi ở Nhanh như chớp bị chê cười
Nổ hũ trùm hũ: sự lựa chọn uy tín hàng đầu
Một đại dịch toàn cầu về ung thư ở người dưới 50 tuổi
Giữ bí quyết 3 đời, góa phụ rủ bạn thân làm loại bánh kiếm bộn tiền tết Đoan ngọ
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũ
Vào viện vì tiểu đêm mới phát hiện tuyến tiền liệt lớn gấp 12 lần
Hoàng Mỹ An làm con nuôi danh ca Ý Lan
Link tải game bài Vua Win mới nhất 2022
Vì sao Thổ buộc phải làm lành với Putin?
Sập sân khấu cuộc thi hoa hậu ở TPHCM: Nạn nhân bị đa chấn thương