Tỉnh Lai Châu vừa báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,âuhướngdẫndoanhnghiệpxâydựngvàcôngbốtiêuchuẩncơsởxổ số gì đó hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh năm 2022. Theo đó, để thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng trên địa bàn, tỉnh đã ban hành một số chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện hoạt động hiệu quả như: Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Quy định chính sách hỗ trợ tài chính trong chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ và các hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 về việc phê duyệt Danh mục đề án khuyến công địa phương năm 2022; Kế hoạch số 3319/KH-UBND ngày 15/10/2021 kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong năm 2022, công tác hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh đã thu được nhiều kết quả. Cụ thể, hướng dẫn 2 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Chè Tam Đường và Công ty TNHH MTV Xăng dầu Lai Châu) tiếp tục áp dụng và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Chè Tam Đường duy trì vận hành Hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, VietGAP, Rainforest (RA) và HACCP.
25 cơ sở (HTX, doanh nghiệp và hộ kinh doanh) được hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho 39 sản phẩm thuộc các nhóm ngành (thực phẩm; đồ uống có cồn; thủ công mỹ nghệ, trang trí) và đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm do đơn vị sản xuất.
Lai Châu còn tiếp tục vận hành trang Website Smartgap.laichau.gov.vn để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (đặt tại Trung tâm Kiểm định và Phát triển Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ). Triển khai thực hiện 9 đề án khuyến công với tổng số kinh phí hỗ trợ hơn 1,3 tỷ đồng, gồm: 3 đề án có nguồn kinh phí từ nguồn khuyến công quốc gia, 6 đề án có nguồn kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương.
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực, Lai Châu đã tổ chức 2 hội nghị Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Hội nghị về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Ngoài ra, còn tổ chức 2 lớp tập huấn về nội dung duy trì, cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho 300 lượt người tham dự thuộc 178 đơn vị đang áp dụng.
Tuy đạt được các kết quả thiết thực, đảm bảo đúng mục tiêu được UBND tỉnh đề ra tại Kế hoạch số 3319/KH-UBND ngày 15/10/2021, vẫn còn có những tồn tại như chưa có các phóng sự, chuyên đề về hoạt động năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử và phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Công tác thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tham gia vào chính sách khuyến công chưa được nhiều do đó số lượng đề án khuyến công được xây dựng, tổ chức triển khai còn ít. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp nên việc đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất còn hạn chế.
Theo UBND tỉnh Lai Châu, nguyên nhân của các thiếu sót trên là chưa xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia và đội ngũ giúp việc về năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định để triển khai Chương trình đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong các năm 2023 và các tới, Lai Châu sẽ đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp. Tổ chức từ 1 tới 2 khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hàng hóa, năng suất chất lượng, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, sở hữu trí tuệ và ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho đội ngũ chuyên gia, đội ngũ giúp việc và đội ngũ công chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Cùng với đó, Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.