Tự tin là một trong số những phẩm chất quan trọng và cần thiết ở một đứa trẻ. Để nuôi dưỡng và phát triển phẩm chất này,áchdạycontrởthànhđứatrẻtựlịch thi đấu ngoại hạng anh đêm nay cha mẹ có thể thử một số lời khuyên sau đây.
1. Đừng bao giờ cười những ý tưởng của trẻ, kể cả nó kỳ lạ đến mức nào
Cũng giống như người lớn, trẻ muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Khi chúng có cảm giác mình đang bị chế giễu hay cười nhạo, bản năng của trẻ sẽ là tức giận, khép kín và không chia sẻ những ý tưởng của mình thêm nữa. Sau đó, trẻ sẽ nhìn thế giới qua một lăng kính khác với chúng ta. Bạn sẽ ngạc nhiên khi lắng nghe và nhìn nhận nghiêm túc ý kiến của trẻ.
2. Đặt trẻ vào các tình huống xã hội không quen thuộc
Cậu con trai 6 tuổi của tôi rất thích bóng đá, vì thế tôi mời thằng bé tới dự một bữa tiệc dành cho những người thích bóng đá của một người bạn. Bữa tiệc không có anh chị em của thằng bé đi cùng và tôi thông báo điều đó cho con biết. Thằng bé do dự một lát nhưng sau đó cũng đồng ý tham gia cùng tôi. Ở bữa tiệc, rõ ràng là cu cậu không thoải mái chút nào và không biết phải làm gì, đặc biệt là khi cu cậu chỉ quen biết tôi và chủ tiệc. Nhưng một lúc sau, thằng bé đã bắt đầu tán chuyện về “Star Wars”, nằm ườn trên ghế như những cu cậu khác. Cách duy nhất để có sự thoải mái là trải nghiệm sự không thoải mái trước.
3. Để trẻ chơi một loại nhạc cụ
Mặc dù tôi không tin vào việc ép sở thích cá nhân của mình lên đứa trẻ, nhưng việc chơi nhạc cụ mang lại nhiều lợi ích. Khi đủ tuổi khả năng tiếp thu, học nhạc không chỉ giúp trẻ giảm căng thẳng mà còn cải thiện lòng tự trọng của trẻ.
4. Kéo trẻ vào bếp
Hầu hết bọn trẻ hứng thú với việc ăn hơn là vào bếp, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về tác động của việc này. Một buổi sáng, chúng tôi đề nghị con trai là phụ bếp khi chúng tôi làm món bánh việt quất. Nhiều ngày sau, thằng bé khăng khăng đòi vào bếp và luôn tự hào về sản phẩm cuối cùng.
5. Chúc mừng thành công của trẻ
Tôi không nói đến việc tặng trẻ một ngôi sao vàng khi trẻ ăn hết phần cà rốt. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, trẻ phản ứng tốt khi nhận được lời khen. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cho trẻ thấy rằng sự nỗ lực sẽ mang lại kết quả.
6. Đề nghị trẻ dạy bạn thứ gì đó
Rất ít cha mẹ làm điều này. Hãy đề nghị trẻ dạy bạn bất cứ điều gì khiến trẻ nghĩ rằng mình đang là chuyên gia. Hãy khuyến khích con chia sẻ kiến thức của mình (mà không khoe khoang) với bạn và với những người khác. Đảm bảo cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều.
7. Kích hoạt khả năng sáng tạo của trẻ
Có lần tôi tình cờ nghe thấy vợ tôi đọc truyện cho con nghe, và cô ấy dừng lại hỏi thằng bé: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?” Mắt thằng bé sáng lên. Những câu hỏi đơn giản như thế này sẽ đánh thức một phần bộ não đang “ngồi im” của trẻ.
8. Thể hiện sự tự tin trong hành động của bạn
Điều này có vẻ trực quan nhưng thường bị bỏ qua. Chính chúng ta luôn là tấm gương rõ ràng nhất cho trẻ. Vì thế, chúng ta trông đợi trẻ tự tin như thế nào nếu như chính chúng ta thậm chí còn không tự tin?
9. Để trẻ nói ra vấn đề của mình
Khi trẻ tức giận, thay vì phạt, hãy ngồi xuống nói chuyện để tìm ra nguyên nhân chính xác cho việc này. Hãy cho trẻ biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe, mang đến sự ổn định mà trẻ cần để cảm thấy an toàn.
10. Để cho trẻ thất bại
Đối mặt với thất bại không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là khi bạn chưa quen với nó. Và để quen với điều này, đơn giản là trải nghiệm nó. Hãy để cho trẻ thất bại, có thể là khi ghép Lego hay trong cuộc đua xe đạp không bánh. Nó có thể khiến trẻ tức giận ban đầu, nhưng như chủ mục tư vấn nổi tiếng Ann Landers từng nói: “Để giúp trẻ trở thành những con người thành công, không phải là bạn làm gì cho trẻ, mà là bạn dạy chúng tự làm gì cho mình”.
- Nguyễn Thảo(Theo Parenting)