Đến nay đã có 9 đơn vị thuộc Bộ TT&TT sử dụng hệ thống EGOVC Jitsi cho các cuộc họp của cơ quan mình (Ảnh minh họa: Cục Tin học hóa) |
Tránh nghẽn băng thông quốc tế bằng giải pháp trong nước
Chia sẻ về lý do Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) đặt ra bài toán nghiên cứu,ảipháphọptrựctuyếnMadeinVietnammiễnphígiúptránhnghẽnmạngquốctếgiải hạng 1 cộng hòa séc phát triển giải pháp họp trực tuyến EGOVC Jitsi, ông Đỗ Lập Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, nhiệm vụ này xuất phát từ nhu cầu thực tế tại Cục Tin học hóa thời gian qua.
Cụ thể, với các cuộc họp trực tiếp do Cục Tin học hóa chủ trì, nhiều người không thể tham dự được vì các lý do như: đơn vị, cá nhân ở khoảng cách xa, cán bộ đang đi công tác tỉnh ngoài, hay các cuộc họp lãnh đạo triệu tập gấp không kịp thời gian đến địa điểm họp… Hơn thế, nhiều cuộc họp yêu cầu bắt buộc phải có đủ mặt thành phần thì việc bố trí để khớp lịch cho tất cả mọi người là việc tương đối khó khăn.
Vì vậy, Trung tâm Chính phủ điện tử đã có ý tưởng nghiên cứu các giải pháp mã nguồn mở và các giải pháp của các công ty trong và ngoài nước để phát triển hệ thống họp trực tuyến của mình.
“Đặc biệt, khi dịch bệnh bùng phát, yêu cầu giãn cách xã hội, tránh tập trung đông người khiến việc phát triển hệ thống họp trực tuyến càng trở nên cấp thiết. Sau khi thử nghiệm một số giải pháp, chúng tôi đã quyết định chọn giải pháp mã nguồn mở Jitsi với độ bảo mật và ổn định tốt, có tính khả khi cao để phát triển hệ thống cho đơn vị mình”, ông Hiển cho hay.
Nói về quá trình xây dựng giải pháp, ông Hiển kể, việc nghiên cứu, phát triển đã được khởi động từ khoảng cuối năm ngoái. Sau khoảng 3 tuần nghiên cứu dựng server và thử nghiệm, Trung tâm Chính phủ điện tử đã dựng thành công và sử dụng thử trong nội bộ Trung tâm và Cục Tin học hóa.
Từ sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2020, trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Trung tâm Chính phủ điện tử đã kết hợp với đội kỹ thuật của Cục để tối ưu lại mã nguồn và chuẩn bị dựng hệ thống mạnh nhằm sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ đơn vị làm trực tuyến, từ xa khi cần thiết.
Vào đầu tháng 3/2020, Trung tâm đã phối hợp với Công ty Bạch Kim triển khai hệ thống họp trên hạ tầng với máy chủ mạnh, băng thông lớn. Và kể từ khoảng giữa tháng 3/2020 đến nay, hệ thống họp trực tuyến EGOVC Jitsi đã đi vào hoạt động, phục vụ tốt nhu cầu học tập, làm việc từ xa của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức trong cả nước.
Ưu điểm của giải pháp EGOVC Jitsi là toàn bộ hệ thống máy chủ nằm ở trong nước, nên các đơn vị, cá nhân khi sử dụng không cần phải kết nối tới các máy chủ nằm ở nước ngoài. Nhờ đó, hệ thống họp trực tuyến hoạt động được ổn định vì không phải kết nối ra kênh Internet quốc tế, vốn đang bị nghẽn do nhiều cá nhân tổ chức cùng sử dụng các giải pháp họp trực tuyến của nước ngoài, cùng thời điểm tuyến cáp quang biển AAG bị đứt.
Để sử dụng giải pháp EGOVC Jitsi, các cơ quan, đơn vị có thể truy cập các địa chỉ https://hoptructuyen.aita.gov.vn, https://emeeting.mic.gov.vn và thực hiện hướng dẫn và sử dụng, hệ thống này được cung cấp hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, Trung tâm Chính phủ điện tử đã soạn tài liệu hướng dẫn cài đặt chi tiết để các đơn vị có thể tự triển khai cài đặt giải pháp trên hạ tầng có sẵn của họ. Với những đơn vị có hạ tầng phức tạp, việc cài đặt khó hơn, Trung tâm trực tiếp tham gia hỗ trợ để cài đặt thành công.
Cần công cụ của doanh nghiệp nội giải bài toán họp online quy mô lớn
Đại diện Trung tâm Chính phủ điện tử (Cục Tin học hóa) cũng nhấn mạnh, hệ thống EGOVC Jitsi được xây dựng trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi. Đây là nền tảng rất nổi tiếng trên thế giới, có lượng người dùng tương đối phổ biến, an ninh mạng và tính bảo mật cao. Nền tảng này có lợi thế là mã nguồn mở, vì vậy các cơ quan, tổ chức có thể cài đặt miễn phí phần mềm này của Trung tâm Chính phủ điện tử, đồng thời hoàn toàn có thể tùy chỉnh và xây dựng thêm những chức năng theo nhu cầu sử dụng của mình.
Với các cơ quan, đơn vị không có sẵn hạ tầng, vẫn có thể khởi tạo phòng họp trên hạ tầng Cục Tin học hoá cung cấp, phục vụ tương đối tốt trong khoảng 10 phòng họp ảo và mỗi phòng họp có quy mô từ 50 - 100 người.
“Quá trình triển khai vừa qua, theo ghi nhận của chúng tôi, khi có nhiều đơn vị cùng sử dụng hạ tầng sẵn có của Cục Tin học hóa trên hoptructuyen.aita.gov.vn để tổ chức họp, có thể khiến màn hình hơi giật. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã tối ưu thêm mã nguồn và cấu hình để vận hành tốt hơn”, đại diện Trung tâm Chính phủ điện tử cho biết thêm.
Hiện tại, Cục Tin học hóa thường xuyên sử dụng hệ thống EGOVC Jitsi phục vụ các cuộc họp trực tuyến trong nội bộ. Tần suất sử dụng trung bình là 2-3 cuộc họp mỗi ngày.
Theo thống kê, hiện đã có khoảng 58 đơn vị trên cả nước sử dụng hệ thống EGOVC Jitsi, trong đó có các đơn vị trong Bộ TT&TT như các Cục: Bưu điện Trung ương, Báo chí, An toàn thông tin, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện; Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Thông tin; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều đơn vị tự triển khai theo bộ cài đặt của Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục. Đặc biệt, hệ thống còn được rất nhiều thầy, cô giáo sử dụng để dạy học cho học sinh, sinh viên.
Số liệu thống kê từ Google Analytics cho thấy, tổng số người dùng hệ thống EGOVC Jitsi đến nay là khoảng 4.800 người; số phòng đã được tạo là 2.437 phòng. Các cuộc họp có số lượng điểm kết nối nhiều nhất là 50 và ít nhất là 2 điểm.
Một lần nữa nhấn mạnh tính ưu việt của nền tảng nguồn mở Jitsi, đại diện Trung tâm Chính phủ điện tử nhận định, giải pháp trên nền Jitsi hỗ trợ rất tốt cho các cuộc họp quy mô vừa và nhỏ (khoảng 50 điểm cầu). Một điểm cộng nữa của giải pháp trên nền Jitsi là rất dễ triển khai, dễ dùng, có thể dùng trên mọi thiết bị và đặc biệt là có tính bảo mật cao.
Như VietNamNet thông tin ngày 15/4, Jitsi cũng là nền tảng đã được các thành viên trong liên minh CoMeet sử dụng để phát triển các giải pháp hỗ trợ họp trực tuyến. Liên minh này dự kiến ngay trong tháng 4/2020 sẽ cho ra mắt chùm giải pháp tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ và bảo trì hệ thống họp trực tuyến trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi.
Tuy vậy, đại diện Cục Tin học hóa cũng cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ trong nước vẫn nên tiếp tục nghiên cứu, pháp triển các giải pháp có thể thay thế các công cụ có yếu tố nước ngoài như Zoom để giải được bài toán quy mô lớn mà Jitsi chưa đáp ứng được. “Hiện đã có nhiều doanh nghiệp có giải pháp tốt, tuy nhiên chưa tối ưu được về giao diện, sử dụng dễ dàng, hỗ trợ…”, đại diện Cục Tin học hóa nhận xét.
Vân Anh
Việt Nam đang có một khoảng trống lớn về các nền tảng họp trực tuyến. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nội có thể vươn lên thống lĩnh thị trường.