Khi thầy và trò trở thành những “công dân số” Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt khi được bắt đầu theo cách không giống như bình thường của những năm học trước. Học sinh không đến lớp,ỗtrợđắclựchàngtriệuHSSVhọctrựctuyếntrongnămhọcmớbảng xếp.hạng c1 không có cảnh cổng trường rộng mở chào đón những học sinh đầu cấp với cờ, hoa và tiếng trống rộn rã. Dịch bệnh đã khiến cho nhiều thứ thuộc trật tự thông thường phải thay đổi. Dù đặc biệt, nhưng đối với thầy và trò trường TH và THCS thực hành sư phạm Nghệ An cũng như nhiều trường học khác trong cả nước cũng không vì thế mà không khí đầu năm học mới bị “giảm nhiệt”. Bởi lẽ, ngay từ đầu tháng 6/2021, giữa lúc dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, cũng là thời điểm lên kế hoạch cho năm học mới, BGH trường đã có sự chuẩn bị kỹ càng, từ khâu tuyển sinh đầu vào, sắp xếp nhân sự, xếp lớp, lên lịch dạy và học cũng như thường xuyên có sự tương tác với học sinh qua hệ thống dạy và học trực tuyến VNPT Elearning (vnEdu LMS). Vì vậy, khi năm học mới chính thức bắt đầu, hệ thống đã trở thành một phần quan trọng của Nhà trường. Cho đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh ở Nghệ An cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước đang dần được kiểm soát, song để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch được phát huy cao nhất, thầy và trò nhà trường vẫn tiếp tục dạy và học trực tuyến. Học sinh đã quen với việc tiếp thu bài vở, tương tác với thầy cô qua qua những lớp học online, thầy cô cũng dễ dàng nắm bắt khả năng tiếp thu, tình trạng của học sinh để có thể kịp thời điều chỉnh chương trình tới từng em. Với Ban giám hiệu nhà trường, việc quản lý, đánh giá dạy và học cũng thuận lợi hơn, phụ huynh học sinh cũng có cơ hội được đồng hành sát sao cùng con em, từ đó phối hợp với thầy cô để phát huy khả năng của con cái, khắc phục những nhược điểm, hạn chế của từng trò. Nhu cầu dạy và học trực tuyến vô hình chung đã biến không chỉ thầy và trò nhà trường mà cả phụ huynh học sinh trở thành những công dân số sớm hơn so với dự định của nhiều người. “Trước khi quyết định sử dụng hệ thống dạy và học trực tuyến VNPT Elearning, chúng tôi cũng đã tìm hiểu từ các trường khác trong tỉnh, họ đã sử dụng từ năm học trước và thấy phù hợp nên mới áp dụng cho trường mình. Thực tế, trong công tác quản lý giáo dục, hệ thống có rất nhiều thuận lợi, giúp BGH chủ động xây dựng kế hoạch học trực tuyến, quản lý được tiến trình học, tham gia lớp học của học sinh, phân công lịch dạy cho giáo viên cho đến quản lý trích xuất dữ liệu, lập báo cáo, tổng kết… Việc quản lý giáo dục cũng trở nên khoa học và hiệu quả hơn trước nhiều”, thầy Trần Hải Hưng, Hiệu trưởng trường TH và THCS Thực hành sư phạm Nghệ An chia sẻ. Được biết, thời gian tới, khi học sinh được trở lại trường học, Nhà trường vẫn sẽ duy trì hệ thống dạy và học VNPT Elearning. Mục đích vừa để giám sát kết quả học tập của học sinh cũng như hỗ trợ cho những môn học cần sự kết hợp giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến. Giáo viên vẫn có thể dạy học, giao bài tập online cho học sinh, sử dụng các kết quả có được trong suốt lịch sử các môn học, dù có bị giãn cách hay không. Được biết, ngoài hệ thống VNPT Elearning, trường TH và THCS thực hành sư phạm Nghệ An cũng đã sử dụng thêm nhiều tiện ích khác thuộc hệ sinh thái vnEdu của VNPT như phần mềm tuyển sinh đầu cấp. Nhiều trường học khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã sử dụng phần mềm này và đang cho thấy hiệu quả cao, giúp kiểm soát quá trình phổ cập hồ sơ học sinh, giúp cho năm học mới diễn ra thuận lợi. Theo thống kê của VNPT, tính đến thời điểm hiện tại, trong hệ sinh thái giáo dục vnEdu của VNPT, hệ thống Elearning đã có hơn 20 nghìn trường học với hơn 600.000 giáo viên và hơn 8 triệu học sinh trong cả nước tin dùng. Những con số này vẫn luôn liên tục tăng trưởng nhờ “tiếng lành đồn xa” và thực tế hiệu quả có được trong công tác dạy và học tại các trường đã áp dụng. VNPT mở rộng hỗ trợ dạy học trực tuyến trên nhiều nền tảng Với chủ trương đồng hành cùng ngành giáo dục nước nhà, tạo thuận lợi nhất trong việc truyền dạy và tiếp thu tri thức cho thế hệ trẻ, từ đầu năm học mới 2021-2022, VNPT đã tiến hành hàng loạt chương trình hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục trong cả nước trên toàn hệ sinh thái vnEdu như miễn, giảm cước các dịch vụ cho các dịch vụ VNPT Elearning, hệ thống tuyển sinh đầu cấp (vnEdu Enrollment), dịch vụ kiển định chất lượng giáo dục vnEdu QoE, vnEdu TKB (Thời khóa biểu), vnEdu Quiz (Chấm thi trắc nghiệm), hỗ trợ máy chủ/chỗ đặt máy chủ, đảm bảo đường truyền dạy và học… Mới đây, ngày 27/9, VNPT đã phối hợp Sở GD&ĐT Cà Mau tổ chức ra mắt kênh truyền hình “VnEdu- Cà Mau” trên truyền hình MyTV nhằm hỗ trợ dạy và học trực tuyến cho thầy và trò trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở GD&ĐT Cà Mau sẽ sản xuất và chịu trách nhiệm về nội dung chương trình học, VNPT chịu trách nhiệm về hạ tầng và toàn bộ kỹ thuật phát sóng trên hệ thống MyTV. Kênh VnEdu- Cà Mau được đánh giá có khả năng hỗ trợ đầy đủ, linh hoạt nhu cầu của phụ huynh, học sinh đối với các chương trình học trực tuyến. “Bên cạnh các mục tiêu kinh doanh thì việc đồng hành cùng ngành giáo dục nước nhà luôn là một trong những chủ trương được VNPT xác định hàng đầu. Với vị thế của mình, chúng tôi luôn mong muốn có thể góp phần đào tạo, phát huy nguồn nhân tài cho Đất nước thông qua việc đảm bảo dạy và học được thông suốt. Trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, phù hợp với từng địa phương, từng cơ sở…”, đại diện VNPT chia sẻ. Ngọc Minh |