您现在的位置是:La liga >>正文

Ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng đến năm 2025_kèo châu á hôm nay

La liga7人已围观

简介Bộ Xây dựng dự kiến sẽ lựa chọn một số đối tượng cụ thể trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành để ...

{keywords}
Bộ Xây dựng dự kiến sẽ lựa chọn một số đối tượng cụ thể trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành để ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cho việc chuyển đổi số (Ảnh: kientrucvietnam.org.vn)

Trong kế hoạch “Chuyển đổi số ngành xây dựng giai đoạn 2020 - 2025,ànhkếhoạchchuyểnđổisốngànhXâydựngđếnnăkèo châu á hôm nay định hướng đến năm 2030” đã được Bộ trưởng Phạm Hồng Hà ký ban hành, Bộ Xây dựng xác định rõ quan điểm: Chuyển đổi số ngành Xây dựng là nội dung rất quan trọng, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả để góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công của Bộ Xây dựng.

Trong quá trình xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành xây dựng, phải nghiên cứu, xem xét lồng ghép tối đa các nội dung về chuyển đổi số.

Chuyển đổi số phải được thực hiện một cách tổng thể, có lộ trình phù hợp, tiến tới toàn diện và đồng bộ trong mọi lĩnh vực của ngành Xây dựng, xác định phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng thời thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước là trung tâm của chuyển đổi số.

Bộ Xây dựng cũng xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số, do đó cần thực hiện các giải pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.

Các nhóm đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của ngành Xây dựng gồm có: Cơ sở dữ liệu số trong đó có các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Thực hiện Chính phủ điện tử của Bộ Xây dựng; Hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra thẩm định, thi công xây lắp, nghiệm thu công trình); Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.

Theo kế hoạch, thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với cơ quan quản lý xây dựng địa phương để chuyển đổi số một số lĩnh vực, với các nhiệm vụ cụ thể như: hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu số để phục vụ công tác quản lý chuyên môn về quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng; hướng dẫn các thành phố trực thuộc trung ương được lựa chọn thí điểm xây dựng đô thị thông minh trong việc chọn tiêu chí, tiêu chuẩn áp dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu số các công trình hạ tầng kỹ thuật để kết nối với trung tâm điều hành đô thị thông minh.

Mục tiêu cụ thể của các nhiệm vụ kể trên là đến năm 2025 các địa phương được hướng dẫn có đủ có sở dữ liệu số để quản lý quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng ở địa phương. Cũng đến năm 2025, có 3 thành phố trực thuộc trung ương xây dựng thành công đô thị thông minh theo tiêu chuẩn, tiêu chí áp dụng.

Bên cạnh đó, trong kế hoạch chuyển đổi số của ngành, Bộ Xây dựng cũng để ra các mục tiêu cụ thể đối với nhiều nhiệm vụ sẽ được tập trung triển khai giai đoạn sắp tới, như: năm 2024 ban hành cơ bản đồng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí về đô thị thông minh theo chức năng nhiệm vụ của Bộ; năm 2025 khoảng 10% dự án xây dựng được triển khai trên nền tảng BIM (nền tảng mô hình thông tin công trình); 15% các đồ án quy hoạch đô thị được lập trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS…

Để thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của ngành, Bộ Xây dựng sẽ thành lập tổ giúp việc cho Bộ trưởng. Cùng với đó, việc sắp xếp tổ chức, biên chế và đề án vị trí việc làm sẽ gắn với chuyển đổi số ngành. Từng đơn vị sẽ phải bố trí, phân công người phụ trách công việc chuyển đổi số. 

Việc Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch “Chuyển đổi số ngành xây dựng giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi đầu tháng 6/2020. Chương trình đã xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Tags:

相关文章



友情链接