Thương hiệu Phú Đôn Nghệ sĩ Phú Đôn có thể xuất hiện với nhiều vai hài trên sân khấu và truyền hình,ƯTPhúĐônKhắckhổlàthươnghiệutróiđờirấtmuộnbênvợkémtuổnhận định bóng đá uruguay nhưng nhiều người gặp anh ngoài đời thấy một nghệ sĩ khá kiệm lời, thậm chí khá khó tính. Anh sinh năm 1960, là con út trong gia đình 8 người con. Bố anh là NSƯT Lại Phú Cương-nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam. Máu nghệ thuật sẵn trong huyết quản, có lẽ vì thế mà học xong phổ thông, Phú Đôn ứng tuyển ngay vào lớp đào tạo diễn viên khóa 1 của Nhà hát Kịch Việt Nam, thay vì nộp hồ sơ vào học ở trường an ninh. Bén duyên nghệ thuật từ năm lên 6 tuổi, cậu bé Phú Đôn được đứng trên sàn diễn Nhà hát Kịch Việt Nam trong hai vở diễn, tuy nhiên sau bặt đi tới tận thời điểm lựa chọn nghề nghiệp.
Xuất hiện trong hàng trăm vở diễn, phim truyền hình được khán giả nhớ mặt nhớ tên nhưng mãi tới năm 2019, Phú Đôn mới nhận danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú. Có lẽ một trong những lí do lớn nhất là không có duyên với các giải thưởng, liên hoan. Ngoại hình khắc khổ, nhỏ thó của anh người ngoài có thể nghĩ là bất lợi vì không nhận vai kép chính có tính chất hoàng tử, anh hùng. Bản thân Phú Đôn lại tự hào, xem đó là thương hiệu. Thương hiệu khắc khổ ấy cũng không một màu, có khi anh làm người tốt nhưng cũng chẳng hiếm khi được giao những vai phản diện. Phú Đôn chẳng nề hà. Anh tâm niệm phải biến những vai “không có gì” thành điểm nhấn, để khán giả nhớ tới. Không riêng Phú Đôn, nhiều nghệ sĩ ít may mắn có nhiều vai chính, họ buộc phải cày xới từng chữ trong kịch bản, nghiền ngẫm tỉ mỉ từng cử chỉ để những phút ít ỏi trên sàn diễn là khoảnh khắc thăng hoa nhất.
Xét theo tiêu chí khán giả nhớ và yêu mến, Phú Đôn là nghệ sỹ làm tốt nhất có thể. Khán giả nhớ anh trong nhiều phim truyền hình như Ti vi về làng, Hai Bình làm thủy điện, Em ở nơi nao, Đội đặc nhiệm nhà C21 hay gần đây là Ma làng, Bão qua làng, Nàng dâu order, Hoa hồng trên ngực trái. Anh sinh ra gốc Hà Nội, nhưng thế mạnh hình thể khắc khổ nên thường được giao cho những vai thôn quê đặc sệt. Trên sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam, mỗi vai diễn anh đảm nhiệm dù lớn dù nhỏ đều có màu sắc riêng, làm nên thành công của từng tác phẩm. Không phải ngẫu nhiên mà lễ chia tay Phú Đôn về hưu lại nhận được tình cảm nồng nhiệt của đồng nghiệp, các diễn viên trẻ đến thế. Đối với những thế hệ vào sau như Khuất Quỳnh Hoa, Nông Dũng Nam, nghệ sĩ Phú Đôn là người không ngại chỉ dạy về nghề, còn là người lắng nghe chuyện đời, chuyện vui buồn trắc trở của họ.
Anh tự nhận mình là “Đôn đanh đá”, “Đôn khoai ngứa” vì tính thẳng thắn, muốn góp ý vì cái chung, vì thương hiệu Nhà hát hơn 60 năm mà nhiều thế hệ gạo cội trước đó gầy dựng. Ở điểm này anh khá giống với NSND Trung Anh, cũng trầm tính, ít nói và là người kỹ tính về nghề, được nhiều diễn viên trẻ trong nhà hát yêu mến. Chuyện nghệ sĩ Phú Đôn cưới vợ trẻ kém 25 tuổi thi thoảng lại được đem ra mổ xẻ. Phát biểu về người anh vừa đến tuổi hưu, ngoài những lời nghiêm túc NSƯT Xuân Bắc, Phó Giám đốc Phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam vẫn trêu Phú Đôn là người khôn ngoan bậc nhất vì trải đời nhiều nhưng “trói đời” rất muộn. Phú Đôn cũng từng đùa “trâu chậm uống nước trong”.
Năm 45 tuổi, Phú Đôn cưới bà xã Hồng Vân. Không làm trong lĩnh vực nghệ thuật, bà xã của Phú Đôn cảm thông với công việc của chồng, luôn vun vén cho tổ ấm của mình. Họ có cậu con trai giờ 14 tuổi. Ở tuổi 55, Phú Đôn và vợ đón cô con gái út chào đời. Có lần Phú Đôn chia sẻ, có con rồi, anh ít nhận lời làm phim xa để đỡ đần vợ con nhiều hơn.
Không thường xuyên xuất hiện trên báo, nhưng khán giả yêu mến âm thầm theo dõi anh vẫn biết, Phú Đôn có tổ ấm hạnh phúc bên bà xã trẻ và hai đứa con. Phú Đôn không thích chụp ảnh, điều mà ai ở nhà hát cũng biết. Thậm chí anh mãi gần đây mới sử dụng mạng xã hội facebook. Anh từng nói có lẽ bà xã yêu mình cũng do sự giản dị ấy. (Theo Tiền Phong) NSƯT Phú Đôn xúc động ngày chia tay Nhà hát Kịch Việt NamNSƯT Phú Đôn chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam sau nhiều năm hoạt động. |