Anh Nguyễn Văn Toản (34 tuổi) quen chị Đỗ Thị Tuyến (32 tuổi,ợchồngsinhcontraitrongthánghàihướckểchuyệnphânxửkèo nhà cái w88 ngụ huyện Trảng Bom, Đồng Nai) qua một người bạn chung chỗ làm cũ. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2016, hai người kết hôn, cả hai bên nội, ngoại đều mong ngóng cặp đôi sớm sinh con để có cháu bế bồng. Bản thân hai vợ chồng cũng khao khát được lên chức bố mẹ. Tuy nhiên, vài năm sau đám cưới, tin vui vẫn không tìm đến với họ.
Đôi vợ chồng đến bệnh viện để kiểm tra thì người vợ bị chẩn đoán đa nang buồng trứng. Theo bác sĩ, trường hợp này phải dùng đến thủ thuật kích trứng để tăng khả năng đậu thai.
Đầu năm 2020, tin vui bất ngờ ập đến vì bác sĩ thông báo cho cho chị Tuyến biết chị đã mang thai đôi. Thời điểm đó, chị đang làm việc tại một nhà máy sản xuất linh kiện cao su. Sợ độc hại và nghĩ sẽ ảnh hưởng đến song thai nên anh Toản khuyên chị nghỉ ở nhà dưỡng thai.
Anh Toản làm nghề xây dựng, phải thường xuyên đi làm công trình ở xa nên cũng không thể chu toàn chăm sóc vợ mang thai. Vì vậy, anh quyết định đưa vợ về bên nhà ngoại ở huyện Vĩnh Cửu cách đó khoảng 20km để nhờ mẹ chăm sóc vợ mình.
Quá trình mang thai trôi qua, cuối năm 2020, chị Tuyến sinh hạ được đôi trai đầu lòng. Hai cháu bé kháu khỉnh, khỏe mạnh. Lúc đó, gia đình 2 bên ai cũng vui mừng vì vợ chồng khó có con mà giờ đây được cặp trai song sinh đẹp như tranh.
Hạnh phúc vẫn đang ngập tràn, vợ chồng chị Tuyến lại bất ngờ có thêm niềm vui mới. Khoảng 4 tháng sau, chị Tuyến bắt đầu có những dấu hiệu mang thai. Chị không nghĩ mình có thể dễ dàng có thai như vậy nên vội kiểm tra bằng que thử thai thì bất ngờ thấy 2 vạch. Không tin đó là sự thật, chị giấu chồng đến bác sĩ siêu âm thì nhận kết quả đã có thai.
Khoảnh khắc ấy, chị Tuyến vừa xúc động vừa lo lắng không nói thành lời, vì đang nuôi 2 con nhỏ 4 tháng và kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Chị càng “điêu đứng” hơn khi nghe bác sĩ thông báo có 3 thai nhi đang hình thành trong cơ thể chị.
“Lúc đó, đầu óc mình quay cuồng, chỉ biết khóc vì vừa hạnh phúc mà vừa không biết phải làm sao” chị Tuyến nói.
Kể từ đó, trong đầu chị luôn có những suy nghĩ tiêu cực, vì vết mổ cặp song sinh chưa lành, mà giờ lại mang tam thai. Chị đem chuyện này tâm sự với mẹ chồng, chị Tuyến lại được bà ủng hộ, động viên. Bà nói, “con cái là của trời cho” nên chị Tuyến cũng thấy nhẹ lòng hơn.
Khó khăn trăm bề, anh Toản kể, vợ anh mới mang thai đến tháng thứ 4, nhưng việc đi lại vận động đã rất khó khăn. Vợ chồng anh phải gửi 2 con trai đầu sang nhà ngoại để nhờ bà chăm sóc giúp.
Lúc đó 2 bé mới được khoảng 8 tháng nhưng đã phải cai sữa để mẹ tập trung chăm lo cho 3 cậu quý tử trong bụng.
“Thời điểm ấy đang giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 nên càng vất vả trăm bề”, anh Toản chia sẻ.
Mang thai đến tuần 32, chị Tuyến bị vỡ ối nên các bác sĩ phải chỉ định mổ bắt con. Ba quý tử của đôi vợ chồng trẻ sinh non nên còn yếu, được chuyển sang bệnh viện nhi nuôi trong lồng kính.
Vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ, càng làm chị Tuyến đau hơn. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần ra viện, chị đã lên bệnh viện nhi để chăm sóc 3 con đang được nuôi trong lồng kính.
Kể từ đó, kinh tế gia đình trở thành gánh nặng đặt lên vai người chồng. Chỉ riêng việc mua tã, sữa của các con cũng đã gần cạn tiền lương của anh. Vì vậy, chị Tuyến luôn cố gắng tiết kiệm nhất có thể.
Anh Toản hài hước kể, ngày tháng trôi qua, đến nay các bé cũng đã lớn, mỗi ngày hai vợ chồng phải phân xử không biết bao nhiêu trận tranh giành đồ chơi của 5 bé. Hiện cặp lớn Minh Khôi và Minh Khang được 3 tuổi, 3 bé còn lại Minh Anh, Minh An và Minh Châu vừa sinh nhật 2 tuổi.
Vợ chồng chị Tuyến cho biết, vì các con đang tuổi ăn tuổi lớn nên rất quậy, tuy nhiên họ luôn cố gắng vun vén kinh tế gia đình cho các con được những bộ quần áo mới giống nhau, những món ăn ngon để phục vụ 5 con và còn những hành trình dài phía trước.
Gia đình ở Bình Phước sinh 7 con gái, mỗi lần đi ăn chơi là 'bao' cả quán
Theo Kim Thoa, nhà cô có 7 "công chúa", các chị em luôn được bố mẹ cưng chiều hết mực. Vì đông con cháu nên mỗi lần gặp mặt gia đình phải "bao trọn" cả quán ăn mới đủ không gian ngồi.